Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu tầm xuân: công dụng, cách dùng và những lưu ý

Dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả của cây hoa hồng dại. Trong dầu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và giữ gìn sự trẻ đẹp cho làn da, tăng độ đàn hồi và trắng da. Vậy  dầu tầm xuân còn có những công dụng nào khác?  Dầu tầm xuân là gì? Nguồn gốc của dầu nụ tầm xuân (Rosehip oil) là từ hoa hồng dại, mọc ở Chile. Dầu được chiết xuất từ quả và hạt của hoa hồng dại. Quả hoa hồng dại được…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dế: loài động vật quen thuộc có công dụng lợi tiểu

Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.  1. Giới thiệu về loài dế Tên gọi khác: Dế đũi, Thổ cẩu, Lâu cô. Tên khoa học: Gryllotalpa unispinalpa Sauss – Gryllotalpa Formosana. Họ khoa học: Thuộc họ Dế – Gryllotalpidae. 1.1. Đôi nét về loài dế Có loài dế chỉ nhỏ chừng 0,6 cm (Dế cơm) và có loài lớn đến 5 cm (Dế than, Dế…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dền gai: Loại cây mọc hoang có công dụng chữa bệnh

Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. 1. Giới thiệu về Dền gai Tên gọi khác: Dền hoang, La rum giê la (Bana) và Phjăc hôm nam (Tày) Tên khoa học: Amaranthus spinosus L. Họ khoa học: Amaranthaceae (Rau dền) 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Phân bố: Ở vùng nhiệt đới châu Á, nay trở thành liên nhiệt đới. Còn được gọi là…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dứa dại: cây thuốc dân gian trị bí tiểu, sỏi thận

Dứa dại hay còn gọi là Dứa gỗ, Dứa gai. Đây là một loài cây mọc hoang phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Vị thuốc có ngoại hình ấn tượng này được dùng trong dân gian để trị bí tiểu, sỏi thận.  1. Mô tả Dứa dại còn có tên gọi là Dứa gỗ, Dứa gai, Mạy lạ (Tày), Co nam lụ (Thái), Lâu kìm (Dao). Tên khoa học là Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone, thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae). Đây là loài cây nhỏ phân nhánh ở ngọn, cao…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dừa cạn: Thực hư về công dụng trị bệnh ung thư

Cây dừa cạn hay còn được gọi là Hoa trường xuân, dương giác, hoa hải đằng…là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư.  1. Dừa cạn – Những đặc điểm cần nhớ 1.1. Đặc điểm nhận biết  Dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don thuộc họ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dừa nước: loài cây mọc hoang có nhiều công dụng

Dừa nước không chỉ là loài rau thủy sinh mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, hiệu quả cho các bệnh lý đường tiết niệu,… 1. Giới thiệu về Dừa nước Tên gọi khác: Thủy long, Du long thái, Rau dừa trâu, Thụy thái… Tên khoa học: Jussiaea repens L. Họ khoa học: Rau Dừa nước – Oenotheraceae Toàn thân cây rau Dừa nước được ứng dụng để làm thuốc. 1.1. Đặc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đan sâm: Vị thuốc cổ truyền có tác dụng hoạt huyết

Đan sâm có nguồn gốc từ rễ cây Đan sâm, một loại cây thuộc họ Bạc hà. Vị thuốc Đan sâm được dùng trong Đông Y với công dụng trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực, bụng dưới kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy. 1. Mô tả Đan sâm Đan sâm còn có tên gọi khác là Tử sâm, Xích sâm, Huyết sâm, Đơn sâm. Tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge. Thuộc họ Bạc hà…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Đa lông: Công dụng của loài cây Đa có tên gọi đặc biệt

Cây Đa lông có tên khoa học là Ficus drupacea Thunb, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây còn có tên gọi khác là Tân di thụ. Cây Đa lông có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lơi tiểu, làm ra mồ hôi.  1. Giới thiệu chung về cây Đa lông 1.1. Mô tả dược liệu Cây to, cao 10 – 15m hay hơn. Cành mập, lúc đầu có lông dài, sau nhẵn. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình bầu dục hoặc trái xoan, gốc tròn, đầu hơi nhọn,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đinh hương: vị thuốc công dụng trị nấc lâu đời

Đinh hương là tên vị thuốc có nguồn gốc từ nụ hoa của cây Đinh hương. Vì có hình dạng giống như cây đinh và có mùi hương rất đặc biệt, nên mới thành tên gọi. Trong Đông Y, Đinh hương có công dụng làm ấm hệ tiêu hoá, chữa đau bụng do lạnh, trị nấc, kích thích tiêu hoá. Nó còn được dùng để sát trùng trong nha khoa.  1. Mô tả Đinh hương là nụ hoa đã phơi hay sấy khô của cây Đinh hương. Còn có tên khác…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Đinh lăng: vị thuốc bổ có sẵn trong vườn nhà

Đinh lăng có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung. Ngoài ra còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ. Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm.  Cây đinh lăng là cây gì Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Trong dân gian có nhiều loại cây có tên Đinh lăng, tuy nhiên…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đông trùng hạ thảo: Dược liệu quý và hiếm

Đông trùng hạ thảo được mệnh danh là “Himalayan gold”, vàng của Himalaya. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết tác dụng của loại thảo dược quý hiếm này.  Đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non. Loài dược liệu này được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sở dĩ có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu non thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Đuôi chuột: dược liệu độc đáo với công dụng bất ngờ

Cây Đuôi chuột có tên khoa học Stachytarphela jamaicencis (L.) Vahl. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Theo Đông y, loại dược liệu này có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện.  Tổng quan về cây Đuôi chuột Mô tả dược liệu Cây Đuôi chuột còn có tên gọi khác là Điềm thông, Bôn bôn, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Hải tiên và Giả mã tiên… Là cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 1m. Thân mọc đứng, phân cành nhiều. Cành non…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đăng tâm thảo (cây bấc đèn): Vị cứu tinh của giấc ngủ

Đăng tâm thảo từ lâu theo Y học cổ truyền đã được sử dụng đề an thần, trị mất ngủ, giảm lo âu. Ngày nay, các nghiên cứu càng làm sáng tỏ những công dụng đã ghi nhận, đồng thời phát hiện những tác dụng mới của đăng tâm thảo.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế Tên thường gọi: Đăng tâm thảo, cây bấc đèn. Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo (Bản Thảo Cương Mục), Đăng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đơn buốt: Vị thuốc Đông y quý chữa rắn cắn

Cây Đơn buốt có tên khoa học là Bidens pilosa L.Tên khác là Đơn kim, Xuyến chi, Quỷ châm thảo, Manh tràng thảo, Song nha lông,… Cây thuộc Họ Cúc (Asteraceae). Đơn buốt có vị đắng, nhạt, hơi the, tính mát, vào 2 kinh: can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. 1. Tổng quan về cây Đơn buốt 1.1. Mô tả dược liệu Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,5-1m. Thân cành cứng, nhẵn, có khía. Lá mọc đối có 3 lá chét hình…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đơn lá đỏ: Cây thuốc Nam trong vườn cây cảnh

Đơn lá đỏ không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc Nam quý. Theo các tài liệu, cây Đơn lá đỏ có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. Nó thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, tiêu lỏng lâu ngày.  1. Mô tả Đơn lá đỏ hay còn có tên khác là Đơn tía, Mặt quỷ, Hồng bối quế hoa, Đơn mặt trời, cây Lá liễu, Liễu đỏ, Liễu hai da. Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đương quy: vị thuốc đông y được sử dụng phổ biến

Đương quy là vị thuốc bổ chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắt kinh, thai tiền sản hậu… Hầu hết các bệnh phụ khoa và một số bệnh lý khác.  Đặc điểm của Đương quy Phân bố Nhìn chung các giống đương quy đều có nguồn gốc từ vùng ôn đới ưa khí hậu ẩm mát. Từ lâu đã được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng được trồng ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, vùng ven Hà Nội, nhưng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đường phèn và những tác dụng bất ngờ

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.  Đường phèn là gì? Lịch sử Từ những ghi chép xa xưa, có thể thấy rằng đường phèn xuất xứ từ Trung Quốc, vào thời Đường. Ngày nay, loại gia vị này xuất hiện…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại bi (băng phiến): Vị thuốc trị bệnh có mùi hương đặc trưng

Đại bi còn được gọi là Băng phiến, Mai hoa băng phiến, Mai phiến, Long não hương, Ngải phiến, Từ bi. Tên khoa học là Blumea balsamifera (L.) DC. Cây thuộc họ Cúc (Asteraceae). Lá Đại bi chủ yếu được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cảm cúm, làm cho ra mồ hôi, chữa ho trừ đờm, đầy bụng không tiêu hay đau bụng. 1. Tổng quan về Đại bi 1.1. Nhận biết dược liệu Cây Đại bi hay Từ bi là một cây nhỡ, cao từ 1,5m tới…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại hoàng: Tướng quân trong làng thuốc xổ

Trong Đông y có một loại dược liệu màu rất vàng tên gọi là Đại hoàng (hoàng là màu vàng trong tiếng Hán Việt). Vị thuốc này còn có tên gọi khác là Đại hoàng tướng quân vì có khả năng tống khứ cái cũ, sinh ra cái mới rất nhanh chóng như là dẹp loạn. Công dụng nhuận tràng tẩy xổ của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng khác như diệt khuẩn, cầm máu… 1. Mô tả Đại hoàng Đại hoàng còn gọi…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại hồi: Vừa là vị thuốc vừa là gia vị món ăn

Hồi hay Đại hồi, Bát gác hồi hương là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng.  1. Mô tả Đại hồi còn có tên gọi khác là Hồi, Mạy chác, Mác hồi (Tày), Bát giác hồi hương, Hồi sao, Pít…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại hồi hương: ngôi sao hương liệu trong y học

Đại hồi hay đại hồi hương, bát giác hồi hương có tên khoa học là Illicium verum Hook. F. Là một loại thảo dược quan trọng trong y học cổ truyền cũng như nhiều nền văn hóa ẩm thực. Hồi có mùi thơm và có vị cay nồng và ngọt nhẹ. Sao hồi là một trong nhiều loài có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học đặc tính chống oxy hóa, chống phân hủy và kháng khuẩn. Hạt của đại hồi cung cấp nguồn khoáng chất có lợi như…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại táo: Vị thuốc cổ truyền nhiều công dụng

Đại táo hay là hồng táo, hắc táo, can táo, táo tử thuộc họ Rosaceae. Có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. “Hoàng đế nội kinh” đề cập, đại táo được xem là một trong năm loại quả có giá trị nhất. Không những thế, “Thần nông bản thảo” cũng ghi chép về đại táo như một quả dược có giá trị cao. Quả dược này, làm thư giãn đầu óc,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đại tướng quân: Vị thuốc quý đa tài như tên gọi

Đại tướng quân là cây thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị bong gân, đau nhức xương khớp… rất hiệu quả.  1. Giới thiệu về cây Đại tướng quân Tên thường gọi: Cây náng, Tỏi voi, Chuối nước, Văn thù lang. Tên khoa học: Crinum asiaticum L. Họ khoa học: Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Cây có hai loại là hoa trắng và hoa đỏ nhưng hoa trắng được sử dụng phổ biến hơn cả. 1.1. Đặc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đẳng sâm (Đảng sâm): Loại sâm quý cho mọi nhà!

Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà.  1. Mô tả và phân bố 1.1 Mô tả cây thuốc Đảng sâm có tên khoa học là Codonopsis sp. Là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosula (Franch) Nannf,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đậu biếc và những công dụng hữu ích

Đậu biếc được nhiều gia đình yêu thích trồng làm cây trang trí, lấy hoa, leo tường rào, hoặc giàn leo trước nhà cho độ che phủ khá cao. Ngày nay, loài hoa này thường được chị em sử dụng làm trà uống hằng ngày như một thức uống dưỡng da. Bên cạnh những công dụng thông thường, không phải ai cũng biết đến tác dụng làm thuốc của đậu biếc.  Đậu biếc là cây gì? Tên khoa học Đậu biếc là tên gọi khác là đậu hoa tím, bông biếc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đậu đen : Những công dụng mà có thể bạn chưa biết

Hạt Đậu đen (Semen Vignae) là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc.  Đặc điểm của Đậu đen Phân bố Đậu đen có nguồn gốc từ châu Phi và sớm được đưa vào trồng từ thời cổ đại. Ở Việt Nam, trồng nhiều ở miền trung, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Chủ yếu để tiêu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đậu đỏ: Hạt đậu bé nhỏ, công dụng thần kỳ

Đậu đỏ không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng huyết… rất hiệu quả.  1. Giới thiệu về Đậu đỏ Tên gọi khác: Xích tiểu đậu, Mễ xích, Mao sài xích… Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi. Họ khoa học: Đậu (Fabaceae). Hạt của cây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Semen Phuseoli. 1.1. Đặc điểm sinh…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đậu mèo: loài cây có tác dụng trị bệnh nhưng cũng có độc

Đậu mèo là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể chữa đau bụng, trị giun,…hiệu quả.  Đậu mèo là gì? Tên gọi khác: Đao đậu tử, Đậu rựa, Mắt mèo , Đậu ngứa, , Đậu mèo lông bạc, Đậu mèo leo, Móc mèo… Tên khoa học: Mucuna cochinchinensis hoặc Mucuna pruriens (L.) DC. Tên dược liệu: Semen Mucunae Cochinchinensis Họ: Đậu (Fabaceae) Đặc điểm sinh trưởng Đậu mèo Theo nhiều nghiên…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Địa cốt bì: Vị thuốc đa năng từ rễ cây Câu kỷ

Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả.  1. Giới thiệu về Địa cốt bì Tên gọi khác: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan… Tên khoa học: Cortex Lycii chinensis radicis. Họ: Họ Cà (Solanaceae). Địa cốt bì là vỏ rễ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Địa liền: Vị thuốc quý chữa bệnh hay

Địa liền còn được gọi là Sơn nại, Tam nại, Sa khương. Tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nó có tên Địa liền là vì lá mọc sát mặt đất. Thân rễ thái mỏng phơi khô gọi là Sơn nại.  1. Tổng quan về Địa liền 1.1. Nhận biết dược liệu Đây là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Đỗ trọng: Vị thuốc cổ truyền bổ can thận, chữa đau xương khớp

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Vị thuốc có công dụng bổ Can Thận, chữa đau lưng mỏi gối, tê nhức gân xương, di tinh, liệt dương, hay đi tiểu đêm, phụ nữ có thai đau bụng, động thai ra huyết.  1. Mô tả dược liệu Cây được trồng ở Trung Quốc và ở Liên Xô cũ (miền Nam). Cây mọc được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng nhiều hơn. Tuy…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Độc hoạt: Vị thuốc cổ truyền trị đau xương khớp

Độc hoạt hay còn gọi là Hương độc hoạt, Xuyên độc hoạt, là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương.  1. Mô tả Độc hoạt có danh pháp khoa học là Radix Angelicae pubescentis. Đây là bộ phận rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt, tên khoa học là Angelica pubescens Maxim., họ Hoa tán (Apiaceae). Theo sách của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Độc hoạt bao gồm rễ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Gai bồ kết (tạo giác thích) – Vị thuốc hiệu quả ít người biết

Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết.  1. Giới thiệu chung về Gai bồ kết Từ Cây bồ kết (Tạo giác) có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc: Tạo giác: Là quả bồ kết chín khô. Tạo giác tử: Hạt lấy ở quả…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Gai cua: Loài thực vật đẹp với công dụng bất ngờ

Cây Gai cua có tên khoa học là Argemone mexicana L., thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Cây còn có tên gọi khác là Cà gai, Mùi cua, Lão thử lặc. Toàn thân cây có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và nhuận tràng.  1. Giới thiệu chung về cây Gai cua 1.1. Mô tả dược liệu Là cây thảo, cao 0,3 – 0,5m. Thân tròn, màu lục xám, có nhiều gai. Lá mọc so le, xẻ thùy sâu, gốc bẹ ôm thân, đầu nhọn, mép khía…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Gai dầu: Vị thuốc có thể gây nghiện

Gai dầu có nguồn gốc ở các nước miền trung châu Á. Việc sử dụng nhựa gai dầu làm thuốc đã được biết từ rất lâu. Hiện nay, việc lạm dụng gai dầu có thể gây tác hại cho sức khỏe.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế Còn gọi là hỏa ma, gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa (y tế), sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sau (Lào), khanh cha (Campuchia). Tên khoa học Cannabis sativa L.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Gáo: Cây thuốc có tác dụng trị sốt hiệu quả

Cây Gáo còn được gọi với tên gọi khác là Gáo vàng, Huỳnh bá, Gáo nam. Cây có tên khoa học là Sarcocephalus coadunatus Druce, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Vỏ cây Gáo được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt dưới dạng thuốc sắc.  1. Giới thiệu chung về cây Gáo 1.1. Mô tả dược liệu Cây to với chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Cành mọc ngang, cành non màu nâu sậm, cành già màu xám, nhẵn, gỗ màu vàng. Lá mọc đôi, hình trái xoan,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Giun đất (Địa long): vị thuốc quý chữa bệnh hay

Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long.  1. Giới thiệu về Giun đất Tên gọi khác của loài: Trùng đất… Tên gọi khác của dược liệu: Thổ long, Địa long, Giun khoang, Trùng hổ, Khưu dẫn… Tên khoa học: Lumbricus. Họ khoa học: Giun đất (Megascolecidae). 1.1. Đôi nét về Giun đất Giun đất là loài động vật ruột…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Giảo cổ lam: Bí mật từ loài “cỏ trường sinh”

Giảo cổ lam là một loại dược liệu đã xuất hiện từ lâu đời. Ở Trung Quốc, từ xa xưa nó đã được sử dụng trong cung đình làm thuốc kéo dài tuổi thọ cho vua chúa, làm đẹp cho các cung phi. Chính vì thế nó được gọi là “cỏ trường sinh”, hay “cỏ trường thọ”. Ở Việt Nam, loài cây này cũng được sử dụng rất nhiều trong y học.  1. Mô tả vị thuốc 1.1. Đặc điểm chung Giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, họ Bầu bí…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Găng tu hú: Dược liệu có tác dụng đa dạng

Găng tu hú (Randia dumetorum Benth.) còn có tên gọi khác là Găng trâu, Mây nghiêng pa. Găng tu hú là dược liệu có nhiều tác dụng như gây nôn, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, trị mụn nhọt , lợi tiêu hóa. 1. Tên khoa học Găng tu hú hay còn gọi với tên khác là Găng trâu, Mây nghiêng pa. Tên khoa học: Randia dumetorum Benth. Họ Cà phê (Rubiaceae). 2. Mô tả thực vật Găng tu hú là loại cây nhỏ, nhiều cành. Trên cành có rất nhiều gai, chiều…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Gối hạc: Vị thuốc cho người đau khớp gối

Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh.  1. Mô tả Gối hạc, còn có tên gọi khác là Bí dại, Mũn, Phỉ tử, Mạy chia. Tên khoa học của nó là Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae). Cây nhỏ, thường cao khoảng 1 – 2m,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hành biển: Công dụng chữa bệnh từ loài cây ven biển

Hành biển là tên một giống hành ở Châu Âu, thường mọc ở ven các bờ biển vùng Địa Trung Hải. Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm Hành biển là loại cây gì Tên gọi Tên khoa học: Scilla maritima L. hoặc Drimia maritima (L.) Stearn  thuộc họ Măng tây (Hyacinthaceae) Trong tiếng Hy Lạp, “Scilla” là tên một giống hành…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hà diệp: Vị thuốc nhiều công dụng ít người biết

Hà diệp (Folium Nelumbinis) hay thường được gọi là lá sen. Mặc dù được sử dụng hằng ngày với nhiều công dụng khác nhau nhưng ít người biết được tác dụng của Hà diệp. Từ lâu, Hà diệp đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng điều trị đau tức ngực kèm nóng sốt, tiểu tiện ít đỏ, ho ra máu, kinh nguyệt nhiều…  1. Bộ phận sử dụng Lá sen được thu hái vào mùa thu, bỏ cuống. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. 2.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hà thủ ô đỏ: Bí quyết cho người tóc bạc sớm

Từ lâu, Hà thủ ô đỏ nổi tiếng là vị thuốc quý giúp nhuận da đen tóc. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác.  1. Đặc điểm của Hà thủ ô 1.1. Mô tả cây Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) là rễ củ phơi hay sấy khô, thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Là cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân dài tới 5 – 7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hà thủ ô trắng: Vị thuốc bổ máu, bổ can thận

Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn.  1. Mô tả Hà thủ ô trắng còn có tên gọi khác là Dây sữa bò, Củ vú bò, Mã liên an, Khâu nước, Dây mốc, Cây sừng bò. Tên khoa học là Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. hoặc Tylophora juventas Woodf. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) 1.1 Cây Hà thủ ô trắng Hà thủ ô…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoài sơn: Vị thuốc cổ truyền thường dùng với nhiều tác dụng hay

Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn gọi là khoai mài, củ mài. Sơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường dùng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được sử dụng như một loại thực phẩm chính và nó…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoàng Bá những điều thú vị xoay quanh vị thuốc vương giả

Hoàng Bá (Bách) hay quan Hoàng Bách được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao, vv. Ngày nay, oàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Một trong những chất quan trọng là các ancaloit có chứa…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoàng Cầm: một câu chuyện buồn và “kháng sinh trong Đông y”

Hoàng cầm hay tử túc cầm, hoàng kim điều căn là một vị thuốc thông dụng. Vì màu sắc vàng sẫm của mình nên được gọi là hoàng cầm (hoàng: vàng, cầm: kiềm). Vị thuốc thông dụng từ hơn 2000 năm nay, ghi nhận đầu tiên trong “Ngô phổ bản thảo”, được xem như “kháng sinh trong đông y”. Hiện tại vẫn đang di thực về Việt Nam, chủ yếu từ Hắc Long Giang, Vân Nam Trung Quốc. Bao gồm nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và các hoạt…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoàng đàn: Dược liệu quý từ loài cây gỗ quý hiếm

Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế Tên gọi khác: Bách xoắn, Tùng có ngấn, Ngọc am, Bách mộc,… Tên khoa học: Cupressus torulosa D. Don Họ: Thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaccae) 1.2. Đặc điểm thực vật cây Hoàng đàn Cây hoàng đàn là cây thân gỗ,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoàng đằng: Kháng sinh thần kỳ từ thảo dược

Hoàng đằng là vị thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y, đặc biệt là trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, viêm nhiễm…  Giới thiệu về Hoàng đằng Tên thường gọi: Hoàng đằng còn gọi là Nam hoàng liên, Dây vàng… Tên khoa học: Caulis et Radix Fibraurea. Họ khoa học: thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Có 2 loài: Fibraurea tinctoria Lour và Fibraurea recisa Pierre. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Dược liệu có nguồn gốc ở Malaysia và các quốc gia Đông Nam Á. Đây là cây ưa bóng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Hoàng kỳ: Vị thuốc quý bổ dưỡng cơ thể

Hoàng kỳ có tên khoa học là Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge, thuộc họ Đậu (Fabaceae), là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức.  Hoàng kỳ 1. Bộ phận sử dụng Bộ phận dùng là rễ của cây, phơi khô hay bào chế. Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ…

Đọc bài viết