Cây thuốc, Vị thuốc

Hoài sơn: Vị thuốc cổ truyền thường dùng với nhiều tác dụng hay

Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn gọi là khoai mài, củ mài. Sơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường dùng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được sử dụng như một loại thực phẩm chính và nó cũng là một loại thuốc bổ quan trọng trong y học cổ truyền.  

1. Sự tích Hoài sơn

Truyền thuyết kể rằng một người nông dân đã đi vào vùng núi để hái thuốc và bị lạc đường. Qua nhiều ngày, mệt lã người, đói không chịu nỗi và không biết đi đâu. Tiên ông đến và cho anh ta hai củ dược giống khoai để giảm đói. Sau khi về, ông đã truyền bá công dụng tuyệt vời của củ dược và đặt tên là sơn dược.

Hoài sơn khi ăn không bị đình trệ, không nóng cũng không khô. Thích hợp cho cả nam, nữ và trẻ em.

2. Khái quát về Hoài sơn

Cây củ mài là một loại dây leo trên mặt đất. “Củ mài” là thân rễ của cây củ mài. Thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 12. Sơ chế cho sạch, sau đó, lột vỏ bằng dao tre, không dùng dao kim loại vì sẽ biến chất tính dược của thuốc, theo y học cổ truyền. Trung Quốc có 2 loại hoài sơn là mao sơn dược và quang sơn dược được xem như nổi tiếng nhất của sơn dược.

Hoài sơn
Hoài sơn

* Tác dụng của Hoài sơn theo YHCT

Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh phế – tỳ – thận.

Tác dụng: ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận, cố tinh – chỉ đới – Chỉ định:

Điều trị chứng tỳ hư, ăn ít, mệt mỏi, đại tiện phân lỏng, phụ nữ đới hạ, trẻ em ỉa chảy đều có thể dùng được, thường phối hợp với nhân sâm, bạch truật, phục linh như bài sâm linh bạch truật tán.

Điều trị phế hư gây ho và hen lâu ngày, thường phối hợp dùng với nhân sâm, mạch môn,  ngũ vị. Điều trị di tinh – di niệu do thận hư thường dùng cùng với thục địa, sơn thù, thỏ ty tử, kim anh tử. Điều trị các chứng thận hư bất cố, đới hạ, trong loãng, không cầm, thường dùng cùng với thục địa, sơn thù, ngũ vị tử.

Điều trị âm hư nội nhiệt, miệng khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, thường dùng cùng với hoàng kỳ, sinh địa, thiên hoa phấn.

Liều dùng: 10 – 30g, liều cao  60 – 250g.

3. Tác dụng dược lý của Hoài sơn

Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm có lợi ích sức khỏe tiềm năng. Các thành phần chính của Hoài sơn được biết đến là saponin, sapogenin, tinh bột, dẫn xuất purine và chất nhầy. Chiết xuất Hoài sơn với liều 900 mg/ngày kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.

3.1. Tác dụng của DR đối với bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng phổ biến nhất liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên. Đây là dạng tổn thương thần kinh phổ biến nhất. Nguyên nhân do bệnh hoặc chấn thương dây thần kinh hoặc do tác dụng phụ của bệnh hệ thống. Tác dụng bảo vệ của chiết xuất sơn dược chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường. Được thể hiện bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF).

NGF rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì kiểu hình của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên. Điều trị liệt mặt kết hợp châm cứu và chiết xuất hoài sơn có hiệu quả sau 10 – 15 ngày.

3.2. Đối với tình trạng mất xương sau mãn kinh

Estrogen, bisphosphonates, hormone tuyến cận giáp (PTH) dùng để ngăn ngừa tình trạng mất xương sau mãn kinh. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc điều trị lâu dài với những thuốc này có thể gây ra phản ứng bất lợi. Như vậy làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, rối loạn hệ thống thần kinh và huyết khối tĩnh mạch.

Hoài sơn đã được sử dụng để hỗ trợ các triệu chứng về xương trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Dịch chiết hoài sơn có thể ức chế loãng xương do mất buồng trứng. Cơ chế cho tác dụng chống loãng xương này nằm ở tác dụng ức chế đồng bộ đối với cả quá trình tạo xương và tái hấp thu xương.

3.3. Nguồn bổ sung estrogen

Hoài sơn với hoạt chất là adenosine và arbutin, có tác dụng giống estrogen. Cơ chế đóng vai trò trong các hiệu ứng giống như estrogen. Chủ yếu được điều hòa bởi các thụ thể estrogen ERα, ERβ và GPR30. Adenosine chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ER α và Erβ. Arbutin chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ERβ và GPR30.

3.4. Đái tháo đường

Hoài sơn có thể thúc đẩy giải phóng GLP-1 và cải thiện chức năng của các tế bào β duy trì mức insulin. Ngoài ra, Sơn dược còn có khả năng giảm glucose bằng cách tăng tổng hợp glycogen ở gan. Hơn nữa, Tiến sĩ Shi Jinmo, một bác sĩ hiện đại nổi tiếng, đã đề xuất cặp thuốc hạ đường huyết nổi tiếng là Hoài sơn và Hoàng kỳ.

3.5. Điều hòa miễn dịch

Hoạt động điều hòa miễn dịch của glycoprotein (DOT) cũng là một trong những tác dụng dược lý đáng kể. DOT có thể cải thiện khả năng miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và hệ thống thực bào. DOT làm tăng sản xuất TNF-a, interleukin-6, nitric oxide và tăng cường chức năng đại thực bào. Hơn nữa, DOT kích thích tăng các chất xúc tác biểu hiện protein P65 trong đại thực bào phúc mạc.

Kết hợp lại với nhau, cho thấy DOT được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch. Thực hiện hoạt động điều hòa miễn dịch của nó thông qua các kinase protein. Các kinase protein được hoạt hóa bằng mitogen và đường dẫn tín hiệu NF-B.

4. Kiêng kỵ

  • Người có thấp nhiệt, thực tà thì không nên dùng.
  • Không ăn chung Hoài sơn với miến; kiêng dùng với đồ đồng, đồ sắt.

Bài viết liên quan

Leave a Comment