Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ mật: Loại cây cỏ độc đáo ít người biết

Cỏ mật là loài thực vật độc đáo, có nhiều điều thú vị trong tự nhiên . Nhưng ít ai biết rằng, loài cỏ này có công dụng trị bệnh hiệu quả.  1. Giới thiệu về Cỏ mật Tên thường gọi: Cỏ mật Tên khoa học: Eriochloa procea (Retz.) C. Hubb. Họ khoa học: Poaceae (Thuộc họ Lúa). 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Cỏ mật Trong thiên nhiên, Eriochloa H.B.K là một chi nhỏ, gồm một số loài cỏ sống một năm hay nhiều năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ ngọt: Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Cỏ ngọt hay còn gọi là cỏ đường, cúc ngọt, là một loại cỏ có vị ngọt tự nhiên. Cây thường được dùng như một cách thay thế đường kính ăn hằng ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng liệu vị thuốc này có tác dụng và tác hại gì tới sức khoẻ?  1. Mô tả Cỏ ngọt, tên khoa học là Folium Stevia rebaudiana, là lá thu hái ở những cây sắp ra hoa phơi hay sấy khô của cây Cỏ ngọt Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Tên thường gọi…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực): Cây cỏ dại có tác dụng cầm máu

Cỏ nhọ nồi hay còn được gọi là cỏ mực, hàn liên thảo. Cây có tên khoa học là Eclipta alba (L.) Hassk, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong dân gian, cỏ nhọ nồi được nhắc đến là thảo dược hữu ích trong điều trị rất nhiều căn bệnh. Tuy là loài cây mọc dại nhưng lại chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cầm máu, chữa các bệnh liên quan đến chảy máu.  1. Cỏ nhọ nồi – Đặc điểm cần nhớ 1.1. Cách nhận diện Cỏ nhọ nồi  Cỏ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ roi ngựa (mã tiền thảo): Vị thuốc hoạt huyết từ loài cây thân thuộc

Cỏ roi ngựa có tên khoa học là Verbena officinalis L. Cây còn có tên gọi khác là Mã tiền thảo. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có vị đắng, tính hơi mát.  1. Tổng quan về Cỏ roi ngựa 1.1. Mô tả về dược liệu Cỏ roi ngựa là cây thảo, mọc thành bụi, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm. Thân vuông, mọc đứng, có lông. Lá mọc đối, xẻ thành những thùy hình lông chim không đều, mép có răng cưa, phiến lá men theo cuống đến…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ sữa: Cây thuốc chữa bệnh mọc ven đường

Cỏ sữa là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Cỏ sữa đã được ghi nhận nhiều công dụng và được nhân dân địa phương sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người không để ý và không biết đến lợi ích của cây cỏ sữa.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế Ở nước ta có hai loại cỏ sữa: cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn. Cỏ sữa lá nhỏ tên khoa học Euphorbia thymifolia L., cùng họ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ the: Cây thuốc chữa viêm xoang từ dân gian

Cây Cỏ the có tên khoa học là Centipeda minima L. Cây còn được gọi với tên khác là Cóc mẳn, Cây thuốc mộng, Cúc ma, Cúc ngồi. Thuộc họ Cúc (Asterceae). Cỏ the có vị đắng, tính mát, có tác dụng thoái nhiệt, thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu sung, giải độc. 1. Tổng quan về cây Cỏ the 1.1. Mô tả dược liệu Cỏ the là cây thảo, sống hàng năm, có chiều cao trung bình từ 5 – 20cm. Cây phân nhiều cành lòa xòa, mọc sát…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ xước: Loài cỏ chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Cỏ xước không chỉ là loài cỏ mọc hoang dại mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau nhức xương khớp, trị sỏi rất hiệu quả.  1. Giới thiệu về Cỏ xước Tên gọi khác: Cây ngưu tất, bách bội, ngưu kinh, hoài ngưu tất, cây bách bội, hồng ngưu tất, ngưu tịch, cỏ xước, ngưu tất nam, nhả khoanh ngù (Tài), cỏ nhả lìn ngu (Thái), hà ngù. Tên khoa học: Achyranthes aspera…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cỏ Xạ hương – Loài cây cung cấp tinh dầu quý

Cỏ Xạ hương là một loài thực vật có hoa, có mùi thơm đã được ứng dụng rộng rãi trong y học, làm phụ gia thực phẩm và các chế phẩm dược phẩm thực vật. Nó được công nhận là có tiềm năng trị liệu đầy hứa hẹn để chữa nhiều loại bệnh khác nhau.  1. Giới thiệu cây cỏ Xạ hương Cỏ Xạ hương có tên khoa học Thymus vulgaris thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên cỏ xạ hương có lẽ có nguồn gốc từ công dụng của nó là hương thơm.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cốt khí củ (điền thất): Vị thuốc làm tan huyết ứ

Cốt khí củ còn được gọi là Điền thất. Đây là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau.  1. Mô tả Cốt khí củ còn có tên gọi là Điền thất, Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn. Tên khoa học là Reynoutria japonica Houtt. – Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc, thuộc họ Rau…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cốt toái bổ: Vị thuốc quý bổ gân cốt

Cốt toái bổ có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm., thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae), mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Dùng chữa đụng dập chấn thương, đau xương khớp, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư.  1. Giải thích tên gọi Cốt toái bổ còn có tên gọi là Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh Nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên). Hay một số tên ít phổ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ Chóc (Bán hạ nam): Vị thuốc trị nôn cho phụ nữ có thai

Củ Chóc hay còn gọi là Bán hạ nam, Bán hạ ba thuỳ, Chóc chuột. Loài cây này mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng.  1. Mô tả Củ Chóc còn có tên gọi khác là Bán hạ nam, Bán hạ ba thuỳ, Chóc chuột, Phiắc héo (Tày). Tên khoa học là Typhonium trilobatum (L.) Schott – Arum trilobatum L., thuộc họ: Ráy (Araceae). 1.1.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ dòm (phòng kỷ) : Hé lộ những công dụng đối với sức khỏe

Củ dòm còn có tên gọi khác là Củ gà ấp, Phấn phòng kỷ, Hán phòng kỷ, Phòng kỷ, Thạch thiềm thử. Cây có tên khoa học là Stephania Tetrandra S Moore, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Theo Đông y, cây có vị chát, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, chỉ thống.  1. Cây Củ dòm là gì? 1.1. Mô tả dược liệu Củ dom là cây dạng dây leo, có chiều dài khoảng 2 – 3m. Rễ củ to, đa dạng, nhưng thường…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ đậu: Loại củ giải khát và làm thuốc

Củ đậu là một thứ thực phẩm đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Người ta có thể dễ dàng mua chúng từ bất kỳ một sạp rau hay trái cây nào. Thứ củ bình dân mà xuất hiện trong các món ăn lại ngon ngọt lạ lùng. Và tất nhiên, với một số trường hợp bệnh tật, nó lại mang vai trò là một vị thuốc từ thiên nhiên.  1. Mô tả đặc điểm thực vật Củ đậu có tên khoa học Pachyrhizus erosus (L)…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ Gai: Vị thuốc Nam giúp an thai, cầm máu hiệu quả

Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ Gai được dùng trong dân gian với tác dụng an thai, cầm máu, trị các chứng nóng tiểu ra máu, mụn nhọt.  1. Mô tả Củ Gai còn có tên tiếng Hán Việt là Trữ ma căn.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ Gấu tàu: Vị thuốc hiệu quả nhưng có độc

Củ Gấu tàu có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl. Cây còn có tên khác là Ô đầu, Phụ tử, Thảo ô, Xuyên ô. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Vị cay, ngọt, tính nhiệt, có độc mạnh. Cây có tác dụng khu phong, táo thấp, khư hàn, hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trục phong hàn thấp tà.  1. Tổng quan về củ Gấu tàu 1.1. Mô tả về dược liệu Là cây thảo, có chiều cao trung bình từ 0,6 đến 1m. Rễ củ mập, hình con quay,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ nâu: vừa là thuốc nhuộm, vừa là thuốc chữa bệnh

Củ nâu hay được biết đến như một loại củ dùng để nhuộm nên những loại vải thổ cẩm của miền sơn cước. Tuy nhiên ít ai biết đây cũng là một vị thuốc được dân gian sử dụng với tác dụng trị tiêu chảy, kiết lị.  1. Mô tả Củ nâu, hay còn có tên gọi khác là Củ nầng, Dây tẽn, Plé (Kho), Đâu (Tày). Tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Dioscoreaceae (Củ nâu) 1.1 Cây Củ nâu Câu củ nâu là loài dây leo thân nhẵn,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ nén: Gia vị và vị thuốc chữa bệnh

Củ nén là loại gia vị đặc trưng, xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ phong phú về thành phần dinh dưỡng mà loài thực vật này còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Củ nén là gì? Tên gọi khác: Hành tăm, hành nén, nén… Tên khoa học: Allium schoenoprasum hay Allium odorum L. Họ khoa học: Thuộc họ Hành (Alliaceae) Bộ phận dùng: Lá, hoa và củ. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái củ nén…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ Niễng – Loại rau quen thuộc và tác dụng làm mát cơ thể

Củ niễng là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Không chỉ vậy, nó cũng là một thảo dược thường được dùng để làm mát cơ thể, giải nhiệt.  1. Giới thiệu cây thuốc Củ niễng có tên khác là Cây lúa miêu, Giao bạch tử, Giao cẩu, Cao duẩn. Tên khoa học là Zizania latifolia Turcz. thuộc họ Lúa (Poaceae). Củ niễng là cây thân thảo, sống lâu năm, trông giống lau, sậy. Cây thường mọc chìm dưới nước hoặc chỗ có nhiều bùn, có thể cao khoảng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ sen – vị thuốc có nhiều công dụng bất ngờ

Củ sen là thân rễ phình to thành củ, nằm dưới bùn ao của cây sen. Các bộ phận hoa, lá, hạt, tâm sen của cây sen đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, củ sen có nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch, tim mạch, chuyển hóa, kháng viêm, giảm stress, hạ đường huyết,…  Củ sen là gì? Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là thân rễ của cây sen, có tên khoa học Rhizoma Nelumbinis. Thuộc họ sen (Nelumbonaceae) Cây sen là…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Củ ấu: Món ăn và bài thuốc hay

Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở.  1. Mô tả Củ ấu còn gọi là ấu trụi, ấu nước, tiếng Anh là water chestnut hay devil pods, gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Châu Phi. Cây ấu thường mọc ở…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dâm bụt – loài cây làm hàng rào lại có tác dụng chữa bệnh

Dâm bụt – loài cây quen thuộc được trồng khắp nước ta để làm hàng rào, làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây như: Lá, hoa, vỏ rễ còn được sử dụng để làm thuốc.  Giới thiệu chung Dâm bụt còn có tên là râm bụt. Râm: che bóng, bụt: Phật. Râm bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng. Tên khoa học Hibiscus rosa- sinensis L. Họ Bông Malvaceae. Ngoài ra, cây còn có tên khác: bụp, xuyên can bì, phù tang, mộc cẩn. Tên…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dâm dương hoắc: Vị thuốc bổ thận tráng dương

Dâm dương hoắc có tên khoa học là Epimedium macranthum Morr. & Decne, thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Từ cái tên, Dâm dương hoắc đã nói lên công dụng của mình: bổ Thận tráng dương. 1. Xuất xứ và bộ phận dùng 1.1. Xuất xứ, tên gọi Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao vùng Tây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Dành dành (Chi tử): Khám phá Công dụng chữa bệnh từ loài cây mọc hoang

Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). 1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên gọi, danh pháp Các tên Hán Việt khác: Vị thuốc Chi tử còn gọi Sơn chi tử, Mộc ban (Bản Kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dâu tằm: Cây thuốc chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả

Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. 1. Đặc điểm cây Dâu tằm Cây Dâu tằm người viết muốn nói đến hôm nay là cây Dâu trắng ở…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây bông xanh: vừa làm cảnh và làm thuốc

Dây bông xanh không chỉ là loài cây trang trí làm cảnh phổ biến mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể giảm sưng, tiêu viêm, nhanh lành vết thương… hiệu quả.  Dây bông xanh là gì? Tên gọi khác: Bông báo, cây bông xanh, cát đằng, madia… Tên khoa học: Thumbergia grandiflora (Rottl et Willd) Roxb. Tên dược liệu: Vỏ rễ, dây và lá – Cortex…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây đau xương: Vị thuốc quý trị đau xương khớp

Dây đau xương (Tinospora sinensis (L.) Merr.) là loại thực vật thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Cây còn có tên gọi khác là Khoan cân đằng, có ý nghĩa làm cho xương cốt được chắc khỏe. Theo Đông y, cây có vị đắng, tính mát, được biết đến là vị thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. 1. Dây đau xương – Đặc điểm cần nhớ  1.1. Đặc điểm nhận biết  Dây đau xương là một loại cây leo bằng thân quấn. Thân hình…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây gân: Tìm hiểu những công dụng đối với sức khỏe

Dây Gân có tên khoa học là Gouania leptostachya, thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Cây còn có tên khác là Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Hạ quả đằng, Seng thanh, Đơn tai…Thân và lá Dây gân có vị chua chát, hơi đắng, tính mát. Theo Đông y, cây có tác dụng lương huyết, giải độc, thư cân hoạt lạc, thanh nhiệt, tiêu viêm.  1. Cây Dây gân là gì? 1.1. Mô tả dược liệu Cây Dây gân là dạng cây bụi leo, kích thước dài, có khi dài tới…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây gắm: Vị thuốc chữa đau xương khớp

Kho tàng dược liệu dân tộc luôn rất phong phú. Từ loài rau cỏ trong sân vườn nhà, đến cây gỗ lâu năm cao lớn nơi rừng sâu núi thẳm. Từ loài thực vật ưa nắng nóng khô hanh, đến loài cây ưa mưa, ưa râm mát. Tất cả góp phần làm nên những vị thuốc âm thầm bảo vệ sức khỏe cho người dân ta từ bao đời nay. Một trong những vị thuốc đó là một loài cây, có thân mình dây, mang tên là: Dây gắm. Bài…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây ký ninh: Cây thuốc có nhiều tiềm năng

Dây ký ninh là cây thuốc mọc nhiều nơi, dễ trồng. Loài dây này có nhiều hiệu quả và tiềm năng trong điều trị một số bệnh. Nhân dân ta và cũng như nhân dân một số nước trên thế giới, người ta vẫn dùng dây kí ninh để điều trị sốt rét, chống oxy hóa và ức chế xơ vữa mạch máu.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên gọi, danh pháp Còn gọi là: Thuốc sốt rét, dây thần nông, bảo cự hành, khua cao ho (Lào), bandaul pech…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây thìa canh: Loài dây leo có tác dụng trị đái tháo đường

Những năm gần đây, Dây thìa canh nổi lên như một dược liệu nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người đang sử dụng dây thìa canh một cách tràn lan, vô tội vạ để thay cho thuốc trị tiểu đường mà không hề biết về bộ phận nào của cây sẽ được sử dụng dẫn đến việc phá hủy toàn bộ cây một cách không cần thiết. 1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế Dây thìa canh, dây muôi hay lõa ti…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây thuốc cá: Loại thuốc trừ sâu sinh học con người cần cẩn trọng

Từ lâu, con người đã dùng dây thuốc cá như một loại thuốc trừ sâu và để đánh bắt cá trong ao hồ. Đây là loại cây có độc. Tổ chức y tế thế giới xếp vào loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Có ít báo cáo về độc tính của cây này trên con người. Tuy nhiên chúng ta cần biết và cẩn trọng khi sử dụng chúng trong đời sống. 1. Danh pháp khoa học Tên tiếng Việt: dây thuốc cá, dây mật, dây cóc, dây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dây tơ hồng vàng: Cây thuốc “ký sinh” có nhiều công dụng

Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh.  1. Giới thiệu chung về Dây tơ hồng Dây tơ hồng là một loại thực vật thân thảo dây leo dạng sợi nhỏ. Cây không có chất diệp lục nên có màu vàng và sống ký sinh trên cây khác do không…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Diêm sinh (Lưu hoàng): Khoáng vật tự nhiên có tác dụng trị bệnh

Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y.  Giới thiệu về Diêm sinh Tên gọi khác: Hoàng nha, Lưu hoàng, Oải lưu hoàng, Thạch lưu hoàng… Tên khoa học: Sulfur. Phân biệt: Thạch lưu hoàng (lưu huỳnh) là chất thiên nhiên có chia ra năm màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Loại màu vàng óng ánh là quý. Còn một loại khác…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Rau diếp cá: Công dụng chữa bệnh từ loài cây quen thuộc

Cây diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Nó có mùi đặc trưng mà chỉ có những người ăn quen mới thích thú. Diếp cá cũng là một loại thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời như thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, lở ngứa, trĩ…  Đặc điểm của Diếp cá Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae) có tên gọi khác là lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo, thuộc họ Lá giấp (Saururaceae).…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa): Thảo dược có tác dụng bảo vệ gan

Diệp hạ châu đắng hay còn được gọi là Chó đẻ thân xanh, tên khoa học là Phyllanthus amarus Schum. Et Thonn, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian để điều trị các bệnh về gan.  1. Tổng quan về Diệp hạ châu 1.1. Mô tả Cây thảo, cao 10 – 40cm, ít phân cành, màu lục. Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành trông như lá kép lông chim, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn. Hai mặt…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dong riềng đỏ: Bất ngờ với công dụng trị bệnh

Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương.  1. Giới thiệu cây thuốc Dong riềng hay Khoai riềng, có tên khác là Chuối củ. Tên khoa học Canna edulis Ker Gawl., thuộc họ Chuối hoa. Cây cao 1,2 – 1,5m, có thể tới 2m. Thân rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Trong thực vật nói chung, Thân rễ chỉ cho một đoạn của thân cây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Duối: Loài cây dân dã và những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh.  1. Giới thiệu cây thuốc Duối hay Ruối, còn có tên là Duối nhám. Tên khoa học Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm. Cây nhỏ, cao 4 – 6 m. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Cụm hoa đực gồm…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dưa gang tây: Không chỉ là sinh tố giải khát

Dưa gang tây là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải khát, an thần rất hiệu quả. 1. Giới thiệu về Dưa gang tây Tên gọi khác: Dưa tây, Chùm hoa dưa, Lạc tiên bốn cạnh Tên khoa học: Passiflora quadrangularis L. Họ khoa học: Thuộc họ Lạc tiên – Passifloraceae 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Phân bố:  Nguồn gốc ở Châu Mỹ, phân bố ở nhiều nơi từ Mexico, Brazil, Peru đến…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dương xỉ – “Thần dược” bảo vệ da

Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Giới thiệu chung Có hơn 12 000 loài dương xỉ với kích thước khác nhau. Gồm những loại thân nhỏ như sợi tóc đến những cây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Dướng: Dược liệu quý với công dụng bất ngờ

Cây Dướng có tên khoa học là Broussonetia papyrifera. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có tên gọi khác là Chử đào thụ, Chử thực tử. Quả Dướng có vị ngọt, tính mát, vào các kinh can, tỳ, thận. Có tác dụng bổ hư lao, mạnh gân cốt, sáng mắt, bổ thận, lâu già. Lá vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù. 1. Tìm hiểu chung về cây Dướng 1.1. Mô tả dược liệu Cây to, cao 8 – 10m hay hơn. Thân có vỏ ráp. Cành mọc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dạ cẩm: “Khắc tinh” của bệnh đau dạ dày và viêm loét miệng

Từ lâu, người dân tộc đã sử dụng Dạ cẩm như một thứ lá cây chữa viêm loét lưỡi họng hiệu quả. Do đó nó còn có cái tên là cây “Loét miệng”. Dựa trên kinh nghiệm đó, năm 1962 bệnh viện Lạng Sơn đã thử nghiệm đưa cây này vào chữa những cơn đau do viêm loét dạ dày và thấy hiệu quả rất rõ.  1. Đặc điểm cây Dạ cẩm 1.1. Mô tả thực vật Dạ cẩm còn có những tên khác như: loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dạ minh sa: phân dơi và những tác dụng bất ngờ

Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà.  1. Giới thiệu chung về Dạ minh sa Dạ minh sa là phân của các loài dơi như con Vespertilia superans Thomas thuộc họ Dơi muỗi Vespertilionidae. Tên khoa học: Excrementum Vespertilii Murini hay Faeces Vespertiliorum. Dơi gồm những thú cỡ nhỏ hay trung bình. Dơi là loài thú độc nhất có khả năng bay, chi trước…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu bơ: công dụng, cách dùng và những lưu ý bạn cần quan tâm

Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe.  Tổng quan về dầu bơ Bơ là loại quả cận nhiệt đới. Vỏ ngoài của quả bơ khá cứng, mỏng và có nhiều màu khác nhau…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu cây trà: Tác dụng trong mỹ phẩm như thế nào?

Những năm gần đây, dầu cây trà nổi lên như một “thần dược” trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ngoài da như kháng viêm, giảm mụn v.v… Đây là một thành phần ngày càng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm như kem dưỡng da và móng tay, dầu gội đầu, dầu mát xa, chất tẩy giặt. Vậy nó có thực sự đem lại những lợi ích như vậy hay không?  Dầu cây trà là gì? Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu dừa và các giá trị còn nhiều tranh cãi

Từ xa xưa, dầu dừa rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Dầu dừa giúp hỗ trợ chị em trong quá trình làm đẹp da, tóc, làm xà phòng… Ngoài ra, một số người còn truyền tai nhau dùng dầu dừa để giảm cân.  Giới thiệu về dầu dừa Cây dừa tên khoa học Cocos nucifera thuộc họ Arecaceae. Đây là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu đậu nành: dầu thực vật thân thiện cho sức khỏe

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi…  Tổng quan về đậu nành       Tên gọi khác: đậu tương, đỗ tương, hoàng đậu miêu…;       Tên khoa học: Glycine max;       Thuộc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu giun: Điều trị ký sinh trùng tiêu hóa và nhiều tiềm năng khác

Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giu và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây.  1. Giới thiệu về cây thuốc Dầu giun còn có tên khác là Rau muối dại, Kinh giới đất. Đây là một cây thân cỏ sống hằng năm, cũng có thể sống 2 – 3 năm. Cây Dầu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu hạt nho – những công dụng bạn chưa biết

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.  Tổng quan về dầu hạt nho Dầu hạt nho là dầu được ép từ hạt của quả nho. Thông thường, khi lên men rượu nho, người ta sẽ lấy thịt quả, và bỏ hạt. Hạt thu lại được sẽ được sử dụng để ép dầu. Dầu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu jojoba: công dụng, cách dùng và những lưu ý

Dầu jojoba là cái tên không còn xa lạ trong công cuộc làm đẹp của các chị em. Không dừng lại ở đó, ngày nay, jojoba còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người.  Tổng quan về dầu jojoba Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Dầu mù u: Nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng cần lưu ý khi dùng

Bạn có biết gì về Dầu mù u không? Nếu có, bạn đã từng tìm hiểu về những lợi ích của dầu mù u đối với sức khỏe chưa?  1. Dầu mù u là gì? Dầu mù u hay còn gọi là Tamanu oil, được chiết xuất từ cây mù u (Calophyllum inophyllum), có màu xanh lục, thường được dùng để phục hồi tóc và cải thiện da, có thể là da mặt hoặc vùng da ở những bộ phận khác trên cơ thể khi gặp phải các tình trạng mụn trứng…

Đọc bài viết