Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Đại: Loài cây làm cảnh có hương thơm ngát lại làm thuốc hay

Mỗi chúng ta, không ít thì nhiều cũng đã từng có lần đi ngang những sân chùa, sân đền, hay công viên, vườn nhà ai đó mà bắt gặp những cây cao lớn ra bông màu trắng hay đỏ, tỏa hương thơm ngát. Đó là cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Giao: Thảo dược có độc tính trị đau xương khớp và viêm xoang

Cây Giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao. Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucalli. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Dược liệu được dùng để chữa các bệnh như hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang.  1. Giới thiệu chung về cây Giao 1.1. Mô tả dược liệu Cây giao có thân to, chiều cao từ 4 – 8m. Cành mọc nhiều, có xu hướng mọc vòng xung quanh thân, màu lục, ít lá hoặc không lá có…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Hàm ếch: Cây thuốc nhiều công dụng

Cây Hàm ếch có tên khoa học là Saururus chinensis Baill. Cây còn có tên gọi khác là Trầu nước, Tam bạch thảo. Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Vị thuốc có vị đắng, cay, tính hàn. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, khu phong, lợi thấp, hạ huyết áp.  1. Giới thiệu chung về cây Hàm ếch 1.1. Mô tả cây Hàm ếch Cây hàm ếch là là thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, có khi hơn,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Hoa mào gà: Loài cây gắn liền với tuổi thơ

Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau.  1. Giới thiệu về cây Hoa mào gà Hoa mào gà đỏ, hay còn gọi là Kê quan hoa, Kê quan, Kê đầu, Hồng kê quan hoa, Bạch kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa… Hoa mào gà trắng, hay còn gọi là Mào gà dại, Mào gà đuôi nheo, Thanh tương tử, Thảo hao, Mảo cáy khao (Tày). Tên khoa học: Celosia…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Hẹ: Trị ho hiệu quả với loại rau quen thuộc

Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…  1. Các đặc điểm cần biết về Hẹ  1.1. Đặc điểm nhận biết Hẹ có tên khoa học là Allium odorum L. thuộc họ Hành tỏi…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây lá gai: Cây thuốc đa năng dân dã quen thuộc

Cây lá gai là loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả.  1. Giới thiệu cây lá gai Tên gọi khác: Tầm ma, Gai tuyến, Trữ ma… Tên khoa học: Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L). Thuộc họ: Họ Gai (Urticaceae). Củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây La rừng: tác dụng của loài cây với tên gọi đặc biệt

Cây La rừng có tên khoa học là Abelmoschus moschatus (L.) Medic. Cây có tên khác là Hoàng quỳ, Búp vàng, Vông vang. Cây thuộc họ Bông (Malvaceae).  1. Giới thiệu chung về Cây La rừng 1.1. Mô tả dược liệu Cây thảo, cao 0,8 -1m. Thân hình trụ, hóa gỗ ở gốc, có lông nháp. Lá mọc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng nhỏ, gân lá hình chân vịt, hai mặt có lông; lá phía dưới chia thùy nông, thùy hình tam giác; lá…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây lưỡi bò (chút chít): cây thuốc trị táo bón

Cây lưỡi bò được biết đến trong dân gian là vị thuốc trị các chứng táo bón, ghẻ lở, viêm da, u nhọt,.. Cây lưỡi bò còn có tên gọi khác là Cây chút chít, Thổ đại hoàng, Ngưu thiệt, Dương đề.  1. Mô tả dược liệu Cây lưỡi bò có tên khoa học là Rumex crispus L., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Cây lưỡi bò là cây cỏ nhỏ, cao 0.4 – 1.2, thân cứng, ít phân nhánh, trên thân có rãnh dọc và ít phân nhánh. Lá mọc so le,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Lưỡi hổ: Vị thuốc trị viêm họng, khàn tiếng

Cây Lưỡi hổ thường được dùng để trang trí nhà vì ý nghĩa phong thuỷ của nó. Nhiều người biết đến loại cây này, tuy nhiên tác dụng chữa bệnh của cây Lưỡi hổ không phải ai cũng biết.  1. Giới thiệu dược liệu Cây Lưỡi hổ Mô tả Tên thường gọi: Hổ vĩ còn gọi là Hổ vĩ mép lá vàng hay Lưỡi cọp xanh, Duôi hỏ, Hổ vĩ lan, Kim biên hổ vĩ lan. Tên khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown, thuộc họ Bồng bồng (Dracaenaceae).…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây lạc dại: Điều tuyệt vời từ loài thực vật quen thuộc

Trong cuộc sống hằng ngày, cây lạc dại đang dần trở nên quen thuộc đối với chúng ta. Loài thực vật này không chỉ làm cảnh độc đáo mà còn có nhiều ích lợi đối với nền nông nghiệp nước nhà.  Cây lạc dại là gì? Tên gọi khác: cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc,… Tên khoa học: Arachis pintoi. Họ khoa học: họ Đậu (Fabaceae) Mô tả cây lạc dại Loài thực vật thân bò sát mặt đất. Cây có thể tạo thành thảm dày từ thân bò,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Me đất: loài cây hoang dại có tác dụng trị ho

Cây Me đất không chỉ là loài cây mọc dại quen thuộc mà còn là vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu rất hiệu quả. 1. Giới thiệu về cây Me đất Tên gọi khác: Toan tương thảo, Tam diệp toan, Tạc tương thảo, Ba chìa, Chua me đất… Tên khoa học: Oxalis corniculata L. (Me đất hoa vàng). Oxalis corymbosa DC. (Me đất hoa đỏ). Họ khoa học: Oxalidaceae. 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây móc: cây cảnh có nhiều công dụng đặc biệt

cây móc còn gọi là cây đủng đỉnh, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa.  1. Giới thiệu về cây móc Cây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây mú từn: Cây thuốc với nhiều điều bạn chưa biết

Trong dân gian, các đồng bào dân tộc phía Bắc thường sử dụng cây Mú từn trong chữa đau nhức xương khớp. Vậy thực hư công dụng của loài cây này như thế nào?  Cây mú từn là gì? Mú từn ( hay là cây cù boong nậu), có tên khoa học là Rourea oligophlebia Merr, thuộc họ Dây khế – Cannabaceae. Mô tả thực vật Cây dây leo thân gỗ, có chiều dài từ 5m đến 15m. Khi còn là cây non, có nhiều lông mềm; khi về già,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Muối: Cây thuốc cho đường tiêu hoá

Cây Muối hay còn có tên gọi khác là Diêm phu mộc. Đây là loại cây được biết đến như nguồn gốc của vị thuốc Ngũ bội tử. Tuy nhiên, trong y học dân gian, cây Muối còn được sử dụng lá, rễ, thân và vỏ cây như một loại dược liệu.  Tổng quan về cây muối Cây Muối, còn gọi là Ngũ bội tử mộc, Diêm phu mộc. Tên khoa học: Rhus chinensis Mill. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mô tả Hình ảnh hoa trên cây muối Cây nhỡ hay…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Mật gấu: Thuốc đắng giã tật

Hiện nay, cây Mật gấu được dùng làm thuốc rất phổ biến. Thực chất, đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbabwe) và châu Á.  Mô tả thực vật Tên gọi, danh pháp Tên khác: Cây Mật gấu Nam, cây Lá đắng. Tên khoa học: Vernonia amygdalin…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây mặt quỷ: vị thuốc có đáng sợ như tên gọi?

Cây mặt quỷ còn gọi là Nhàu tán, Đơn mặt quỷ, Cây gạch, Dây đất, có tên khoa học Morinda umbellata L., họ cà phê (Rubiaceae). Cây thường được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, dị ứng hiệu quả.  Mô tả dược liệu Cây mọc toả ra hay leo, tới 10m. Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2 – 12,5cm rộng tới 4cm, nhẵn hay có lông…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Ngâu: Loài cây quen thuộc với công dụng bất ngờ

Cây Ngâu có tên khoa học là Aglaia odorata Lour. Còn được gọi với tên khác là Mộc ngưu. Cây thuộc họ Xoan (Meliaceae). Cây thường dùng phần cành, lá và hoa. Hoa Ngâu thường được dùng ướp chè, có tác dụng chữa khí uất, ăn không tiêu, bụng đầy trướng. Ngoài ra còn có rất nhiều tác dụng khác.  Giới thiệu về Cây Ngâu Mô tả dược liệu Cây ngâu là cây nhỡ, có chiều cao trong khoảng từ 4 – 7m. Lá kép lông chim, mọc so le, có…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Nhàu: Cây thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Cây nhàu có công dụng vừa làm nguyên liệu để chế biến nên món ăn đặc sản – Lươn um lá nhàu – nổi tiếng; vừa làm vị thuốc dễ dùng để điều trị tăng huyết áp, đau nhức xương khớp, kiết lỵ… 1. Đặc điểm cây Nhàu  Nhàu, tên khoa học là Morinda citrifolia L, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây cao chừng 6 – 8 m, thân nhẵn, màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, nhọn ở đầu; mặt trên xanh lục bóng,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Nổ gai: Cây thuốc nhiều tác dụng

Cây Nổ gai có tên khoa học là Securinega virosa (Willd.) Pax. Cây còn có tên gọi khác là Mác tẻn, Co cáng pa. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Theo Đông y, thảo dược có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, giảm đau, giảm ngứa.  Giới thiệu về cây Nổ gai Mô tả dược liệu Cây Nổ gai là cây nhỏ dạng bụi, cao 2 – 3m. Cành có cạnh hoặc hơi dẹt, lúc già nhẵn, màu nâu sẫm. Lá mỏng, mọc so le, hình bầu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây nở ngày đất: Cây thuốc có nhiều tác dụng hay

Theo y học dân gian của nhiều nước trên thế giới, cây nở ngày đất có khả năng trị liệu trong các bệnh lý viêm, đau, lợi tiểu, trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu… Hiện cũng có nhiều nghiên cứu trên mô hình động vật để làm rõ các công dụng này.  Cây nở ngày đất là gì? Nở ngày đất: Gomphrena celosioides Mart., họ Rau Dền (Amaranthaceae) Cây thân cỏ sống lâu năm, mọc nằm hoặc đứng, cây phân nhánh nhiều. Thân có rãnh sâu, lông nhiều, ngắn.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Ráy: loại cây dân dã có tác dụng trị bệnh

Cây Ráy là loài cây quen thuộc đối với nhân dân. Cây có nhiều tác dụng điều trị bệnh, đặc biệt là trong Đông y.  Giới thiệu về cây Ráy Tên thường gọi: Ráy dại, Dã vu, Khoai sáp… Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb) C. Koch. Họ khoa học: Ráy (Araceae). Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ưa mọc tại rừng hay nơi ẩm thấp. Cây còn được thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Si: Loại cây cảnh chứa vị thuốc ít người biết

Cây Si (Ficus microcarpa L) thuộc họ Dâu tằm (hay còn gọi cây Gừa, cây Cừa) là loại cây khá phổ biến được trồng làm cảnh trong nghệ thuật bonsai. Những cây lâu năm cao lớn cho bóng râm mát cho mọi người. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc.  Mô tả vị thuốc Cây Si là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có cây sống tới hàng trăm năm, cây trưởng thành có thể cao tới 20 –…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Sả: Gia vị cho bữa ăn và vị thuốc

Lặng lẽ trong góc vườn nhà ai, có những bụi cây nhỏ, cây thon dài luôn tỏa ra mùi hương nồng nàn dễ chịu. Mùi hương ấy âm thầm xua đuổi bao loài côn trùng khó chịu. Loài cây này ngoài làm thứ gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, nó còn là thứ cây thuốc chữa bệnh. Đó chính là cây Sả.  Mô tả về cây Sả Cây còn được biết đến với những cái tên như: Cỏ Sả, Sả chanh, Hương mao, Tranh thơm,… Sả…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Sảng: Vị thuốc có công dụng trị Bỏng

Cây Sảng có tên khoa học là Sterculia lanceolate Cav. Cây còn có tên gọi khác là Sảng lá kiếm, Quả thang, Trôm thon, Trôm mề gà. Cây thuộc họ Trôm (Sterculiaceae). Theo Y học cổ truyền, vỏ cây thường được dùng dưới dạng tươi hay khô để chữa các bệnh như sưng tấy, mụn nhọt, áp xe.  Giới thiệu chung về Cây Sảng Mô tả dược liệu Cây Sảng là loại thực vật cây gỗ sống lâu năm, thường mọc ở vùng rừng núi. Cây có chiều cao trung bình từ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Sậy: loài cây hoang dại có tác dụng trị bệnh

Cây Sậy là loài cây mọc hoang dại khắp nước ta. Ít ai ngờ rằng, đây cũng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh hiệu quả. Giới thiệu về cây Sậy Sậy trúc: Arundo donax L. Sậy nam: Phragmites communis (L.). Họ khoa học: Thuộc họ Lúa (Poaceae). Lô căn là rễ cây Sậy. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Cây Sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Ninh Bình. Đây là loại cỏ lớn, ưa ẩm và sáng, thường mọc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Sữa: loại cây tạo bóng mát và làm thuốc

Cây Sữa là loài cây che bóng mát quen thuộc đối với người dân. Ngoài ra cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả.  1. Giới thiệu về Cây Sữa Tên gọi khác: Hoa sữa, Mồng cua, Mò cua, Mùa cua… Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. – Echites scholaris L. Họ khoa học: Trúc đào (Apocynaceae) Cây có tên gọi như vậy là vì toàn cây có chứa chất nhựa có màu trắng như sữa, khi khô giống như chất cao su. 1.1.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây thuốc bỏng: Vị thuốc với nhiều công dụng quý

Cây thuốc bỏng thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Tuy nhiên, với những bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy cây thuốc bỏng còn nhiều giá trị khác. 1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp khoa học Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophyllum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng Crassulaceae. Có tên “thuốc bỏng”…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Thuốc dòi: không chỉ có mỗi công dụng chữa ho

Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi…  Đặc điểm cây thuốc dòi Mô tả Thuốc Dòi hay còn gọi là thuốc Giòi, Bọ mắm, Đại kích biển,… Nó có tên khoa học Pouzolzia…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây thần kỳ – Dược liệu với khả năng đánh lừa vị giác có một không hai

Cây thần kỳ được chú ý bởi vẻ ngoài đẹp mắt với những trái nhỏ màu đỏ tươi. Ngoài ra, cây còn có khả năng đánh lừa vị giác. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh và dùng để làm thuốc chữa bệnh.  Giới thiệu chung Cây thần kì có danh pháp khoa học là Synsepalum dulcificum. Tên địa phương là là taami, asaa hoặc ledidi. Trái thường gọi “miracle fruit” hay “miracle berry”. Cây thuộc họ Hồng xiêm Sapotaceae. Tên cây được gọi là thần kỳ, vì trái của cây khi nếm…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Trẩu: Công dụng và cách dùng

Cây Trẩu còn có tên gọi khác là Thiên niên đồng, Trẩu núi, Cây dầu sơn. Cây có tên khoa học là Vernicia Montana Lour., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, sử dụng làm nước súc miệng chữa sâu răng và đau nhức chân răng. Tuy nhiên đây là cây có chứa độc tính nên cần chú ý trước khi sử dụng.  1. Giới thiệu về Cây Trẩu 1.1. Mô tả dược liệu Cây Trẩu là loài thực vật lớn, có chiều…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây trứng cá: Loài thực vật gắn liền với tuổi thơ

Ở Việt Nam, tuổi thơ của nhiều người dân đã gắn liền với cây trứng cá quen thuộc. Đây không chỉ là loài cây làm cảnh, tạo bóng mát độc đáo trong vườn nhà, mà với sự đa dạng của giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, loài thực vật này còn có công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.  Cây trứng cá là gì? Tên gọi khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura. Họ khoa học: Thuộc họ Trứng cá-Muntingiaceae. Đặc điểm sinh trưởng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Tỳ bà: Cây thuốc chữa ho hiệu quả

Từ xa xưa, cây Tỳ bà là loài cây quen thuộc với chúng ta. Không chỉ lá cây (Tỳ bà diệp) mà quả của chúng cũng là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả.  1. Giới thiệu về cây Tỳ bà Tên thường dùng: Tỳ bà diệp, Ba diệp, Nhót tây, Thanh trích tỳ bà diệp (rửa sạch rồi sao), Mật trích Tỳ bà diệp (tẩm nước mật hoặc nước đường sao), Tỳ bà lộ (cất lấy nước). Tên khoa học:  Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl. Họ khoa học:…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây xấu hổ: Loài cây quen thuộc chữa mất ngủ, lo âu, đau xương khớp

Xấu hổ không chỉ là loài cây quen thuộc mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp nước ta mà nó còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, lo âu, đau nhức xương khớp hiệu quả.  1. Giới thiệu về cây Xấu hổ Tên gọi khác: Cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo… Tên khoa học: Mimosa pudica L. Họ khoa học: Họ Ðậu – Fabaceae. Tên Xấu hổ là do cành và lá cây sẽ cụp xuống khi có người đụng vào. 1.1. Đặc điểm sinh trưởng…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cây Ổi: Không chỉ là loại trái cây quen thuộc để ăn

Cây Ổi không chỉ là loài trái cây quen thuộc trong cuộc sống mà nó còn có rất nhiều tác dụng trị bệnh đặc biệt là hệ tiêu hóa.  1. Giới thiệu cây Ổi Tên gọi khác: Phan thạch lựu, Là ủi, Mù úi piếu, Mác ổi… Tên khoa học: Psidium guajava L. Họ: Sim (Myrtaceae). Lá, quả Ổi xanh: Folium et Fructus Psidu Guajavae. 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Cây Ổi được cho là có nguồn gốc ở miền nhiệt đớt châu Mỹ – Brazil, sinh trưởng và phát…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà cuống: món ăn độc đáo và vị thuốc hay

Cà cuống là loài động vật có ở khắp nước ta. Ngoài việc có thể sử dụng loài động vật này làm thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, dân gian còn biết dùng nó làm vị thuốc để điều trị bệnh.  1. Cà cuống là con gì? Tên gọi khác: Sâu quế, Đà cuống. Tên khoa học: Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep). Họ khoa học: Họ Chân bơi (Belostomatidae). Cà cuống đã được ghi vào Sách đỏ quốc gia để có biện pháp bảo vệ và gây nuôi phát triển. 1.1.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà dăm: Cây thuốc trị bệnh hay

Từ xa xưa, đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho thảm thực vật độc đáo và phong phú. Trong số đó, cà dăm là loài thực vật vừa gắn liền với đời sống hằng ngày của nhân dân, vừa có giá trị sử dụng cao, hiệu quả trong điều trị bệnh lý.  Cà dăm là gì? Tên gọi khác: Chò nhai, răm, râm, xoi, cà dặm,… Tên khoa học: Anogeissus acuminata (Roxb. ex DC.) Guillaum. et Perr. Họ khoa học: Họ Bàng-Combretaceae. Bộ phận dùng: Phần vỏ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà dại hoa tím: Cây thuốc nhiều công dụng

Cà dại hoa tím có tên khoa học là Solanum indicum L. còn có tên khác là Cà gai hoa tím. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây có tác dụng tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm giảm đau. Được dùng để chữa sưng amydal, đau dạ dày, đau răng, ho, đau bụng… 1. Tìm hiểu chung về Cà dại hoa tím 1.1. Mô tả về dược liệu Là loại cây nhỏ, cao gần 1m, phân cành nhiều. Thân và cành có lông hình sao và gai xong màu nâu nhạt.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà dại hoa trắng: Cây thuốc dân gian có nhiều công dụng

Cà dại hoa trắng có tên khoa học là Solanum torvum Swartz, còn có tên khác là Cà gai hoa trắng. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Theo Đông y, cây có vị đắng tính mát, có độc ít, có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho… Người dân thường dùng để trị ho, đau bụng, đau răng…  1. Tìm hiểu chung về Cà dại hoa trắng 1.1. Mô tả về dược liệu Cây nhỏ, cao 2 – 3m, phân cành nhiều. Thân ít gai, có lông hình sao. Lá mọc…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà độc dược: Vị thuốc có độc, Cần cẩn trọng khi sử dụng

Cà độc dược đã được Bộ Y tế xếp loại thuốc độc bảng A. Tuy nhiên, hiện nay, Cà độc dược được sử dụng rộng rãi mà không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên gọi, danh pháp dược liệu Tên khác: Mạn đà la. Tên khoa học: Datura metel. Họ: Cà (Solanaceae). Ta dùng hoa và lá phơi hoặc sấy khô. Tên Mạn đà la là do tiếng Trung Quốc dịch tiếng Phạn nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà gai leo: Cây thuốc quý trong vườn thuốc Nam

Việc sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh đang là một xu hướng không thể thiếu của y học hiện nay. Trong đó các thảo dược giúp hỗ trợ các bệnh gan mật đang nhận được sự quan tâm không nhỏ.  1. Cà gai leo – Đặc điểm cần nhớ  1.1. Nhận diện đúng Cà gai leo Cà gai leo (Solanum procumben Lour.) còn gọi là cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, thuộc họ Cà (Solanaceae). Là cây nhỡ leo, sống nhiều năm,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Cà na: loài cây tuổi thơ trị bệnh hiệu quả

Cà na không chỉ là loại cây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn là vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả.  1. Giới thiệu về Cà na Tên gọi khác: Cây bùi, Cảm lãm, Trám trắng. Tên khoa học: Canarium album (Lour) Raeusch. Họ khoa học: Trám (Burseraceac). 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Cà na thuộc loài gỗ to, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh còn nguyên sinh hay thứ sinh. Đây là loại cây ưa sáng, trên đất tốt, dày, đầy…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chanh: Vị thuốc chữa cảm sốt quen thuộc

Mỗi khi trái gió trở trời, trong nhà có người bị cảm sốt, đã thành thói quen, chúng ta thường pha những ly nước chanh để uống giải nhiệt hạ sốt, tăng sức đề kháng. Cây Chanh, trong danh mục hơn 7300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở Anh Quốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nó thuộc nhóm 54 vị thuốc có giá trị dược liệu cao nhất.  1. Mô tả thực vật Cây Chanh…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chân bầu (trâm bầu): Vị thuốc trị giun, sán cho người và gia súc

Cây Trâm bầu hay Chân bầu là cây thuốc dân gian thường dùng để trị giun sán cho người và gia súc.  1. Giới thiệu cây thuốc Chân bầu còn có nhiều tên gọi khác như Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re. Tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz., thuộc họ Bàng. Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m, vỏ màu xám. Cành non có 4 cạnh, mép có rìa mỏng, có lông màu trắng bạc. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn,…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chè dây: Cây thuốc quý trị viêm loét dạ dày, an thần, chữa mất ngủ

Chè dây, là loại cây leo mọc hoang trong rừng, có tên khoa học là Ampelosis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae). Có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian hiệu quả trong điều trị Viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra Chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.  1. Đặc điểm của Chè dây  Chè dây là loại cây leo. Thân và cành cứng, hình trụ, có…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chè vằng: Cây thuốc nhiều công dụng cho phụ nữ sau sinh

Chè vằng vốn là một loại thức uống thanh mát, giải nhiệt cơ thể và có lợi cho phụ nữ sau sinh. Thế nhưng ít ai biết loại dược liệu này điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả mà lại vô cùng an toàn.  1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên khoa học, danh pháp Còn gọi là chè cước man, dây cẩm vân, cây dâm trắng, cây mổ sẻ. Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve (C. L. Blume). Thuộc họ: hoa Nhài – Oleaceae. Nhiều người thường nhầm cây chè vằng với cây…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Trà xanh: Những Công dụng với sức khỏe và lưu ý về cách dùng

Chè xanh (Trà xanh) là thảo dược quen thuộc được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát. Ít người biết rằng đây cũng là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Y học.  1. Giới thiệu về Trà xanh Tên gọi khác: Trà xanh, Trà. Tên khoa học: Camellia sinensis O.Ktze Họ khoa học: Chè (Theaceae) 1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Trà xanh phân bố nhiều ở các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chìa vôi: Loài cây nhỏ bé chữa thoát vị đĩa đệm

Chìa vôi là loại cây dân dã quen thuộc ở vùng thôn quê. Dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh, đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm sưng, giảm đau… rất hiệu quả. 1. Giới thiệu về Chìa vôi Tên gọi khác: Bạch liễm, Bạch phấn đằng Tên khoa học: Cissus modeccoides Planch. Họ khoa học: Nho (Vitaceae) Cây Chìa vôi có khá nhiều loại, điển hình như Chìa vôi bốn cạnh, Chìa vôi bò, Chìa vôi Java… Loại không có tác dụng chữa bệnh thường sẽ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chích thảo: Vị thuốc cam thảo thường được dùng trong đông y

Cam thảo dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Trong thực tế, vị thuốc này có thể được dùng dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó chích thảo (cam thảo chích) được thầy thuốc và kinh nghiệm dân gian đánh giá tích cực bởi sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà chúng mang lại.  Cam thảo là gì? Chích thảo là gì? Cam thảo Cam thảo là thực vật tự nhiên, là dược liệu thường gặp trong y học cổ…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chi tử (dành dành): Vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa

Chi tử hay còn có tên gọi khác là Dành dành, Sơn chi, Sơn chi tử, là một loài cây mọc hoang dại ở miền Bắc nước ta. Trong Đông Y, Chi tử là một vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, làm ngưng các chứng ra máu do nóng nhiệt.  1. Mô tả Chi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành dành, tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). 1.1. Cây Dành dành Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m…

Đọc bài viết
Cây thuốc, Vị thuốc

Chùm ngây: loài rau và cũng là vị thuốc nhiều công dụng

Những năm gần đây, chùm ngây được nổi lên như là một loại cây – rau giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nhiều công trình nghiên cứu về chùm ngây được phát triển, đồng thời, các thực phẩm chức năng có liên quan đến chùm ngây ngày càng nhiều. 1. Mô tả dược liệu 1.1. Tên gọi, danh pháp quốc tế Tên gọi: Chùm ngây, ba đậu dại. Tên khoa học: Moringa oleifera. Thuộc họ Chùm ngây Moringaceae. 1.2. Đặc điểm thực vật Cây thân mộc cao…

Đọc bài viết