Cây thuốc, Vị thuốc

Mía lau – Lợi ích cho sức khỏe từ thức uống ngọt mát

Mía lau có vị ngọt, càng thơm ngon hơn khi kết hợp nước ép từ mía lau với tắc, dứa hoặc bất kì loại trái cây nào. Bên cạnh công dụng giải khát, thanh nhiệt, mía lau còn nhiều lợi ích với sức khỏe. 

Giới thiệu chung

Mía lau hay còn gọi là Cam giá. Tên khoa học là Saccharum sinensis Roxb.

Thuộc họ Lúa Poaceae.

Mía lau
Mía lau – Thức uống thanh nhiệt, giải khát thích hợp cho những ngày hè nóng bức.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm cao 2-4m. Đường kính 2-5cm, màu lục có mốc trắng, với xơ màu hồng. Cấu tạo của mía lau gồm 3 phần:

  • Phần rễ và các nhánh thân con mọc trên mặt đất.
  • Phần thân có chiều cao khoảng từ 2 – 4m và đường kính khoảng 3 – 5cm. Thân mía lau có nhiều đốt, thường xanh, vàng hoặc vàng nhạt.
  • Phần lá bọc bên ngoài thân cây có độ dài khoảng 30 – 100cm.

Lá có phiến dài, rộng 2,5-5cm.

Cụm hoa màu trắng, dài 40-80cm; trục cụm hoa có lông dài.

Bộ phận dùng

Thân cây – Caulis Sacchari Sinensis.

Thành phần hóa học

Trong loại cây này có chứa những thành phần hóa học sau:

  • Đường: 12-15%, gồm sucrose, glucose và fructose.
  • Nước.
  • Chất xơ.
  • Acid amin: asparagin, glutamin, alanin, lysin, phenylalanin, histidin, valin, methionine…
  • Acid hữu cơ: aconitic, citric, malic…
  • Các chất vô cơ, khoáng chất.
  • Vitamin: thiamin, riboflavin, niacin, pantothenic, biotin, vitamin D.
  • Tinh bột.
  • Enzym.

Cách sử dụng

Thường dùng thân mía lau để ép thành nước mía uống. Nước mía còn được sử dụng để chế biến ra thành đường mía, đường nâu, mật mía, thậm chí cả đường thốt nốt và rượu rum. Ở Brazil, nước mía được lên men và dùng làm ra một loại rượu – gọi là cachaca.

Phân bố, sinh thái

Cây trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và ôn đới nóng. Cây có nguồn gốc chủ yếu từ Ấn Ðộ. Ở nước ta, mía lau thường mọc nhiều ở vùng núi, trung du như: Hoà Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Ngoài ra, còn ở một số vùng đồng bằng phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Ngày nay, mía đang được trồng rộng rãi theo hướng công nghiệp để phục vụ cho việc xuất khẩu.

Lợi ích sức khỏe từ mía lau

Mía lau chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch. Hàm lượng cao canxi, magie, sắt và các chất điện giải khác, thích hợp cho tình trạng mất nước. Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt, tính hàn nên ngoài công dụng thanh nhiệt, kiện tỳ, lợi tiểu, mía lau còn giúp giải độc cho gan do rượu, giải nóng cơ thể do thuốc tây, trị hôi miệng, ho khan, và táo bón rất tốt.

Nước mía là thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe
Nước mía là thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe

Ngăn ngừa sâu răng

Đường mía lau và nước ép từ nó giúp ngừa sâu răng hiệu quả. Hàm lượng khoáng chất cao nên nước mía giúp bảo vệ răng và hạn chế vấn đề hôi miệng. Sau bữa ăn, hãy ăn một miếng mía như một món tráng miệng để giúp hơi thở thơm tho và tránh sâu răng. Tuy nhiên, bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để có một hàm răng sáng bóng.

Nước mía lau giúp giảm đau họng và cảm cúm

Uống một ly mía lau thường xuyên giúp cơ thể tránh được các bệnh như cảm lạnh, viêm họng và cúm. Nó cũng giúp giữ ẩm cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, sỏi thận, cảm cúm và đau họng.

Hoạt động chống oxy hóa

Nước mía có hàm lượng cao các hợp chất phenolic và flavonoid có tác dụng:

  • Phòng ngừa ung thư.
  • Chống viêm.
  • Chống dị ứng.
  • Chống virus.

Uống một cốc nước mía khi đi nắng và lúc mệt mỏi giúp làm giảm nhiệt ngay lập tức và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Mặc dù nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng ta phải đảm bảo uống nó từ nguồn sạch.

Mía lau giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Mía lau có hàm lượng cao crom, canxi, đồng, coban, mangan, magiê, kali, phospho và kẽm. Đồng thời, lượng vitamin đa dạng như Vitamin C, A, B2, B1, B5, B3 và B6 và các chất tự nhiên khác như chất chống oxy hóa, diệp lục, chất xơ, protein. Chúng giúp ngăn ngừa ung thư đồng thời giảm cholesterol xấu cũng như chất béo trung tính trong cơ thể.

Mía lau giúp trị mụn trứng cá

Mía có axit alpha hydroxyl mang lại nhiều lợi ích cho da giúp duy trì làn da khỏe đẹp. Ngoài ra giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm sưng tấy do mụn, dưỡng ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.

Thoa nước mía lên da như một loại kem tẩy tế bào chết giúp da mịn màng và rạng rỡ một cách tự nhiên với chi phí thấp. Dùng gạc sạch bôi nước mía lau lên mi trên và mi dưới giúp giảm thâm quầng và sưng mắt. Để ngăn ngừa nếp nhăn, trộn hai thìa cà phê nước mía với bột nghệ và thoa hỗn hợp này lên da vài lần trong một tháng hoặc 10 phút một lần rồi rửa lại bằng nước sạch.

Mụn
Mía lau giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm sưng tấy do mụn

Lưu ý khi dùng

Nhìn chung, nước mía không chỉ là đồ uống giải khát ngon mà còn nhiều lợi ích nếu như sử dụng với lượng vừa phải.

Mía lau có tính hàn nên không được sử dụng quá nhiều. Lạm dụng mía để giải nhiệt sẽ gây ra tình trạng mất nước, kém hấp thu một số vi chất cho cơ thể. Đặc biệt đối với người bị sỏi thận, bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai.

Khi mua mía lau, bạn nên chú ý chọn những cây mới, chưa bị mốc. Ăn phải mía cũ đã bị acid hoá, có mùi rượu sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.

Không nên để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp. Vì môi trường nước mía khiến vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, gây nhiễm khuẩn thực phẩm.

Không ăn mía khi còn nguyên vỏ, cần rửa sạch và dóc bỏ vỏ bên ngoài vì vỏ mía chứa nhiều trứng giun và vi khuẩn.

Các bài thuốc từ mía lau

Chữa táo bón

50ml mật ong, 200ml nước ép mía lau. Hòa tan với nhau. Ngày uống 2 lần sáng và tối giúp giảm táo bón hiệu quả.

Chữa da khô, tóc cháy

1 trái dừa xiêm, 200g nước rau má xay, 1 chén nước mía lau. Thêm ít mật ong hoặc sữa ong chúa vào hỗn hợp mỗi lần trước khi uống. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ.

Bài viết liên quan

Leave a Comment