Cây thuốc, Vị thuốc

Chuối hột: Loài cây dân dã thôn quê

Chuối hột là loài cây quen thuộc dân dã ở thôn quê, gắn liền với tuổi thơ của người dân Việt Nam. Ít ai ngờ rằng, cây cũng là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh.

1. Giới thiệu về Chuối hột

  • Tên gọi khác: Chuối hột, Chuối chát…
  • Tên khoa học: Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back)
  • Họ khoa học: Thuộc họ Chuối – Musaceae.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Chuối hột có nguồn gốc từ cây hoang dại. Phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Malaysia…Tại Việt Nam, cây đã được trồng từ lâu ở các tỉnh từ miền núi, trung du đến đồng bằng… để lấy lá gói bánh, quả chín ăn được, hạt làm thuốc. Loài thực vật này dễ sống, có thể mọc đư­ợc ở góc v­ườn, d­ưới bóng các cây ăn quả khác, thậm chí ngay cạnh các gốc tre.

Là loại cây ưa ẩm, có sức sống khỏe, chịu bóng. Hằng năm từ gốc cây mẹ mọc ra 1-3 cây chồi.

Tất cả các bộ phận của cây chuối hột từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều đ­ược dùng. Thân rễ, thân và lá thu hái quanh năm, dùng tư­ơi hay phơi khô. Hoa và quả thu hái đúng vào mùa sinh sản của cây. Dùng tư­ơi hay phơi, sấy khô.

chuối hột 1
Chuối hột dễ sống, có thể mọc đư­ợc ở góc v­ườn, d­ưới bóng cây ăn quả khác…

1.2. Mô tả toàn cây chuối hột

Chuối hột là cây thảo lớn, có thân rễ th­ường gọi là củ chuối. Thân mọc thẳng chính là thân giả do các bẹ lá to mọc ốp vào nhau, cao 2-4 m, to màu xanh.

Lá mọc tụ tập ở ngọn, dài 1m hay hơn. Cuống mập hình máng, gân giữa lồi lên ở mặt dư­ới, gân phụ song song sít nhau.

Cụm hoa mọc ra từ giữa thân giả chính là thân thật. Thành bông dài bao bọc bởi nhiều lá bắc màu đỏ thẫm, trong mỗi lá bắc có nhiều hoa xếp đều đặn thành hai hàng mà khi quả chín, lá bắc rụng đi, gọi là nải. Bao hoa có đài tràng và nhị. Bầu hạ.

Quả mọng to, có 5 cạnh, thịt quả nạc, có hạt màu đen 4-5 mm.

Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, củ, thân – Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.

1.3. Bảo quản

Dược liệu cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt, tránh ánh sáng trực tiếp.

2. Thành phần hóa học và tác dụng

2.1. Thành phần hóa học cây chuối hột

Lá bắc chứa anthocyanin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocyanidin chính. (J.Horry và M.Ray).

Vỏ quả chứa enzym polyphenol oxydase. (Kong. L & cộng sự Trung Quốc)

Hạt chứa musabalbisian A, B, C. (M.Ali – Ấn Độ)

Bộ môn Dược liệu-khoa Dược, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh đã nghiên cứu xác định thành phần hóa học của hạt chuối hột. Kết quả cho thấy, trong hạt chuối hột có các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…

Ngoài ra trong vị thuốc còn chứa Serotinin và nore-pinephrin là hai hợp chất quan trọng về mặt sinh lý. Bên cạnh đó là dopamin và một catecholamin chưa xác định.

chuối hột
Chuối hột là vị thuốc có nhiều công dụng điều trị bệnh trong cuộc sống.

2.2. Tác dụng

Tính vị: Vị ngọt, chát, tính bình.

Quy kinh: Tỳ, Phế, Can.

Tác dụng: giải độc, lương huyết (làm mát), lợi tiểu, giảm đau bụng và sát trùng.

Cụ thể theo tài liệu nước ngoài:

  • Nước sắc thân và lá Chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng.
  • Nước hãm củ Chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.
  • Lá màu đỏ bao bọc buồng chuối và hoa sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc.
  • Quả có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp, trị sỏi thận.

3. Cách dùng và liều dùng khi sử dụng chuối hột

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch:

  • Dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô để ngâm rượu, sắc thành nước thuốc hoặc nấu thành cao.
  • Đắp thuốc vào những vị trí đang bị bệnh.

Một số cách dùng Chuối hột:

  • Lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác.
  • Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm.
  • Bắp chuối dùng ăn gỏi.
  • Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột.
  • Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu.
  • Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa.

4. Một số bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang

Quả Chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong 3-5 ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày, uống sau bữa ăn. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà, uống ấm. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.

Hoặc hạt Chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong nhiều ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.

Vị thuốc Chuối hột hỗ trợ điều trị sỏi thận, bàng quang hiệu quả
Vị thuốc Chuối hột hỗ trợ điều trị sỏi thận, bàng quang hiệu quả.

4.2. Dùng chối hột trị ho ra máu

Củ Chuối hột, rễ cây Dâu, rễ cỏ Tranh, Thài lài tía mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

4.3. Chữa táo bón, tăng tiết sữa

Mang hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ. Luộc hoa chuối hoặc mang hoa chuối làm gỏi để ăn.

4.4. Hỗ trợ điều trị đau nhức răng

Dùng thân Chuối hột còn non rửa sạch, cắt đoạn, sau đó nướng chín và ép lấy phần nước thuốc. Ngậm thuốc cùng với một ít muối từ 2-3 lần/ngày.

5. Lưu ý

Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người bệnh đái tháo đường chỉ nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chuối hột không chỉ là loài cây gần gũi với nhân dân mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Bài viết liên quan

Leave a Comment