Nhục đậu khấu: Ấm trung tiêu hạ khí, tiêu ăn, bền ruột

Mô tả

  • Tên gọi khác là: nhục quả, ngọc quả, muscade noix de muscade
  • Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt
  • Thuộc họ: Nhục đậu khấu Myristicaceae

A. Mô tả cây

  • Nhục đậu khấu là một cây to, cao 8-10m. toàn thân nhẵn. lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác rộng dài 5-15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên, cuống lá dài 7-12mm.
  • Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẽ lá có dáng tán. Màu hoa vàng trắng. quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5-8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong có một hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách, màu hồng.

B. Phân bố thu hái và chế biến

  • Cây nhục đậu khấu được trồng ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Còn mọc ở Indonexia, Malaisia, Ấn độ, đã di thực được vào Quảng Đông, miền Nam Trung quốc, giáp giới miền Bắc Việt Nam ta.
  • Trồng được 7 năm thì bắt đầu thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần, mỗi lần vào các tháng 11, 12 và một lần vào các tháng 4,6. Khi thu hoạch thì có thể thu hoạch luôn trong vòng 60-75 năm. Mức thu hoạch cao nhất vào năm thứ 25. Từ năm thứ 10-25, mỗi năm một cây cho từ 1.500 – 2.000 quả, nghĩa là chừng 8-10 kg, sau khi hái quả, loại bỏ vỏ quả. Sau đó lấy riêng áo hạt, ngâm muối rồi phơi hay sấy khô. Hạt đem sấy lửa nhẹ (600) cho đến khi lắc lên thấy kêu lóc cóc (thường việc sấy này kéo dài tới 2 tháng) thì đem dập lấy nhân, phân loại to nhỏ rồi đem ngâm nước vôi, sau đó phơi hay sấy lại. Việc ngâm nước vôi này có mục đích để tránh bị sâu bọ, mối mọt. người ta phân loại nhục đậu khấu căn cứ vào to nhỏ, ví dụ 65, 80, 110 cho một bảng Anh (đơn vị trọng lượng) càng ít nhân mà đã nặng bằng một bảng Anh thì càng tốt.

C. Thành phần hoá học

  • Nhục đậu khấu có chứa tinh bột, chất protit chừng 40% chất béo đặc gọi là bơ nhục đậu khấu (Beurre de muscade), 8-15% tinh dầu và 3-4% chất nhựa.
  • Tinh dầu nhục đậu khấu là một chất lỏng không màu hay hơi vàng nhạt, mùi thơm, vị nóng, gồm một hỗn hợp các chất pinen và camphen quay phải (80%), dipenten (8%), cồn tecpenic (linalool, bocneol, tecpineol và geraniol) 6%, một ít eugenol và safrol, chất myristixin (4%)…
  • Myristixin có công thức C11H12O3 có tinh thể màu vàng, có độc.
  • Tỷ trọng 0,870-0,925; năng suất quay cực phải (α)D +160-+300. Tan trong một thể tích cồn 900, độ sôi 1150C-3000C. nhục đậu khấu phải cho 25% cao ete, nhiều nhất 5% tro toàn bộ và nhiều nhất 0,5% tro không tan trong HCl.
  • Nhục đậu khấu y hay ngọc quả hoa chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin. Tinh dầu không màu hay đỏ nhạt, rất lỏng, quay phải, mùi vị nồng giống như nhục đậu khấu, cất theo ở nhiệt độ 155-1830C.
  • Bơ nhục đậu khấu (beurre de muscade) chứa chừng 70-75% myristin. Ta có thể tách myristin ra dễ dàng do myristin ít tan trong cồn lạnh. Ngoài ra, còn có 10-20% olein, 1% butyrin, axit loric, 1-2% axit panmitic, 7-8% stearin và 1% axit linoleic. Trong bơ nhục đậu khấu còn có 2-3% tinh dầu làm cho bơ có mùi thơm.
  • Myristin xà phòng hoá sẽ cho axit myristic và gluxerin. Axit myristic là một chất béo trắng cứng không mùi, màu trắng có thể có tinh thể.

D. Tác dụng dược lý

  • Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả đông và tây y, nhưng dùng với liều cao thì có thể gây độc: dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng mệt mỏi trì trộn và ngủ gà. Purkinje đã cảm thấy một hiện tượng tê mê sau khi dùng nhục đậu khấu. Theo Leclerc đã có nhiều trường hợp chết người ở Anh và Mỹ, trong đó có một trường hợp chết người với hiện tượng dãn đồng tử như khi bị ngộ độc benladon.
  • Dùng ít thì xúc tiến sự bài tiết dịch vị, giúp sự tiêu hoá, kích thích như dộng ruột, gây ăn ngon nhưng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết rồi chết.
  • Đông y ghi tính chất của nhục đậu khấu là vị cay, tính ôn, hơi độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng có năng lực ôn tỳ, sáp tràng, chỉ nôn, chỉ tả lỵ, tiêu thực, chữa lạnh bụng, đau bụng, đầy chướng. phàm nhiệt tả, nhiệt lỵ và bệnh mới phát chớ có dùng.

E. Công dụng và liều dùng

  • Nhục đậu khấu là một vị thuốc dùng kích thích tiêu hoá, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét. Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên, ngày uống 0,25-0,5g. có khi có thể dùng 2 – 4g, dùng liều cao có thể gây độc.
  • Bơ nhục đậu khấu dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp, đau người.
  • Ngọc hoa quả dùng như nhục đậu khấu

Đơn thuốc có nhục đậu khấu:

1. Chữa bệnh kém ăn, ăn uống không tiêu: nhục đậu khấu 0,5g; nhục quế 0,5g; đinh hương 0,2g; tất cả tán thành bột, trộn với đường sữa 1g, chia 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.
2. Thuốc giúp sự tiêu hoá, kém ăn, nôn mửa đau bụng:
Quế tán thành bột 100g, nhục đậu khấu tán thành bột 80g, đinh hương tán thành bột 30g; canxi cacbonat bột 250g; đường 500g tán nhỏ.Tất cả trộn đều. ngày dùng 0,5-4g bột này. Để thêm tác dụng có thể pha vào bột trên một ít bột thuốc phiện theo tỷ lệ như sau: bột trên 975g, bột thuốc phiện 25g. tất cả trôn đều. Dùng liều lượng như trên trong các trường hợp đau bụng, đi lỵ. dùng cẩn thận vì có thuốc phiện

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhục đậu khấu: Ấm trung tiêu hạ khí, tiêu ăn, bền ruột”