Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê

Vị thuốc phục linh và chư linh

Công hiệu khác nhau

Phục linh và chư linh đều là vị thuốc thẩm tháp, lợi thủy, nhưng bạch phục linh thiên vào khí phận, thấm khắp ở tỳ, hóa đờm, kiêm kiện tỷ bổ trung công dụng minh tâm an thần.

Chư linh thiên vào huyết phận. So sánh với phục linh thì chư linh lương không có tác dụng bổ. Về lợi thủy so với phục linh thì mạnh hơn, cho nên có công dụng lợi hạ tiêu thấp nhiệt.

Chủ trị khác nhau

1.    Phục linh trị thủy thũng

Chư linh trị thấp nhiệt, tiểu tiện không thông.

Phục linh là vị thuốc chủ yếu chữa thủy thũng

Như “Kim quỹ yếu lược” bài “phục linh nhung diêm thang” có phục linh, bạch truật, nhung diêm, những bệch thủy khí tiểu tiện không lợi. Bài “Tam nhân phương” cò bài phục linh tô tử hoàn (gồm có phục linh, tô tử, hạnh nhân trần bì, phòng kỷ, sao đình lịch tử) để chữa bệnh phù mặt, tiểu tiện đái dắt, tâm phúc trướng mãn.

“Y tông kim giám” bài phục linh đại thủy thang gồm phục linh, binh lang, chư linh, sa nhân, mộc lương, tràn bỉ, trạch tả, bạch truật, mộc qua, đại phúc bì, tang bạch bì, tô ngạnh, gia sinh khương – để chữa phụ nữ có mang thủy thũng bụng trướng đầy; hoặc suyễn khó nằm. Dùng phục linh trị thủy thũng. Cùng với chư linh thường dùng phối hợp.

Bởi vì chư linh có tác dụng thanh lợi hạ tiêu thấp nhiệt nhân thế chư linh còn có khả năng trị thấp nhiệt sinh ra đái giắt. Như “Thương hàn luận” bài chư linh thang gồm chư linh, phục linh, trạch tả, hoạt thạch, a giao trị âm hư cơ nhiệt, tiểu tiện không lợi khát muốn uống nước. “Tiểu phẩm phương” dùng chư linh tán mạt cùng chi tử làm co thai đái ít tiểu dắt mà đen.

2. Phục linh chủ trị đờm và khái nghịch, hỏa đờm, cho nên chữa được bệnh ho có đờm nhiều sặc sụa. Phục linh ngọt chữa đờm, thẩm thấp, bổ trung, hóa đờm.

Như “Thương hàn luận” bài phục linh quế chi, bạch truật, cam thảo thang, trị tâm hạ có đờm, bụng và cạnh sườn đau, mắt hoa.

Kim quỹ yếu lược nói: xung khỉ đờm phải hạ nhưng mà lại ho, bụng đầy. Dùng bài quế linh ngũ vị cam thảo thang, bỏ quế gia can khương, tế tân để chữa ho và đầy.

Chư linh chủ tri tả hạ tiêu thấp nhiệt, cho nên dùng chữa hạ tiêu thấp nhiệt sinh ra bệnh mộng tinh, di tinh, bạch trọc. Như “phố tế bản sự phương” có bài chư linh hoàn gồm bán hạ, chư linh – lúc đói uống lấy nước muối làm thang để chữa bệnh mộng tinh, di tinh.

“Tế sinh phương” bài chư linh hoàn chữa chứng niên tráng ích khí (tuổi trẻ mà chân khí thịnh”, mộng tinh, bạch trọc.

3.    Phục linh chủ trị tim đập mạnh, sợ hãi, hay quên Chư linh chữa thấp nhiệt, cước khí.

Phục linh, kiện tỳ, bổ trung, minh tám, an thần, dùng chữa các chứng tim đập mạnh, hay sợ hãi, hay quên.

Như “Bất cú tạp” bài phục linh ẩm tử gồm trần bì, hán hạ, phục linh, mạch mỏng động, phục thần, trầm hương, cam thảo, gia sinh khương trị bệnh đàm mê tâm khiếu (đờm lấp khiếu tim) gây nên mê hoảng sợ không thôi. “Bị cấp thiên kim yếu phương” có bài phục linh thang, gồm phục linh, cam thảo, thược dược, quế tâm, đương quy, sinh khương, mạch môn đông, đại táo chữa bệnh đàn bà sau khi đẻ khổ sở quá, tâm thần bát định, hoảng sợ, sợ hãi, ăn nói hoang đường, sai lầm, hoảng hốt, trong lòng lơ mơ không biết gì.

Chư linh hay lợi hạ tiêu thấp nhiệt, nên dùng chữa bệnh cước khí. Như “Thánh huệ phương” cơ bài chư linh tán gồm chư linh, xích phục linh, tri mẫu, binh lang, sài hồ, ngô thù du, cam thảo, mộc hương hoàng cầm, tê giác, để chữa bệnh chướng được cước khí mới phát, trong lòng ủng trệ, phiền muộn, chân tay buồn, nóng, đầu gối sưng đau, không muốn ăn uống.

Đặc thù chữa khác nhau

“Đức sinh đường kinh nghiệm phương” trị hạ hư tiêu khát, hạ thinh, hạ hư, tâm hỏa viêm, nóng như đốt chảy ra, thận thủy khô, tâm và thận không giao tế với nhau nên sinh ra khát. Dùng bạch phục linh, hoàng liên hai vị bằng nhau, tán mạt, dùng thiên hoa phấn làm hồ, nên bằng hột ngô to, mỗi lần uống với nước 50 viên.

“Bản thảo cương mục” bài Dân tôn chân nhân, chữa trên mặt có vết đen. Dùng mật ong hòa phục linh bôi vào, 7 ngày thì khỏi. “Ngoại đài bí yếu” trị tiểu như bí kết. Dùng chư linh 1 lạng, lấy một ít nước, đun với cứt gà trắng để đieu trị, để trẻ đứng mà thông.

Công hiệu khác nhau

Chư linh và trạch tà đều vào thận và bàng quang kinh, đều có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy. Nhưng trạch tả tính hàn, so với chư linh thì tiết nhiệt mạnh hơn, còn công dụng thấm lợi thì không bằng chư linh.

Chư linh tính bình, cho nên khả năng tiết nhiệt không bằng trạch tả nhưng thẩm lợi thì công dụng hơn trạch tả. Ngoài ra chư linh lợi thủy, nên tả được tà ở biểu. Trạch tả lợi thủy, nên thông được ôn nhiệt ở tạng “bản thảo hối ngôn”.

Bài viết liên quan

Leave a Comment