Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê

Vị thuốc ma hoàng và phù bình

MA HOÀNG CÙNG PHÙ BÌNH

Công dụng khác nhau

Ma hoàng và phù bình đều là vị thuốc phát hãn, lợi thủy. Nhưng ma hoàng cay, ôn, phát biểu tà phát tán phong hàn. Mà phù bình thì cay, lạnh phát biểu tà, sơ tán phong nhiệt.

Ma hoàng lợi thủy ở phế, phát hãn để thông điều thủy đạo. Phù bình lợi thủy, không chỉ có ở phổi, phát hãn, mà còn trừ được nhiệt, giải độc, táo thấp, dẫn đường cho nhiệt đi xuống. Ngoài ra ma hoàng còn chữa ho, bình suyễn; phù bình chủ yếu là khu phong thấu chẩn.

Chủ trị khác nhau

1.    Ma hoàng chủ trị phong hàn cảm mạo, Phù bình chủ trị phong nhiệt cảm mạo.

Ma hoàng cay, phát biểu dùng phát tán thực chứng phong hàn ở biểu – Còn phù bình thì cay hàn, sơ tán phát biểu ở phế, dùng chữa phong nhiệt ngoại cảm, phát nóng, không ra mồ hôi như “Thu ôn chứng trị” có bài phù bình ngân kiều thang gồm ngân hoa, tiêu chi tử, liên kiều, bạc hà, đậu kỹ, thuyền thoái, lô căn, cát cánh, phù bình. Chữa các chứng thu ôn thái âm, phát nhiệt, mạch sác.

2.    Ma hoàng thích ứng dụng với âm thủy (thủy thũng hàn chứng) – Phù bình thích ứng với dương thủy (thủy thũng nhiệt chứng).

Có thuyết nói rằng ma hoàng tính vị cay, ôn dùng chữa thủy thũng hàn chứng. Như “kim quỹ yếu lược” có bài cam thảo ma hoàng thang, bài ma hoàng phụ tử thang.

Phù bình tính vị cay hàn, thích ứng chữa thủy thũng nhiệt chứng. Như “thiên kim phương” chữa bệnh tiểu tiện không thông, bàng quang chướng, thủy khí lưu thũng. Dùng phù bình ở trên mặt nước, phơi thật khô, tán nhỏ, dùng thìa nhỏ uống ngày 3 lần.

Nội mông cổ “trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biện” trị bệnh thận viêm cấp tính. Dùng phù bình 60 khắc, hắc đậu 30 khắc dùng nước sắc uống.

3.    Ma hoàng sở trường chữa ho suyễn

Phù bình chữa phong chẩn (sởi) đến bệnh ma chẩn (bệnh sởi mê man)

Ma hoàng là thuốc yếu dược chữa ho, binh suyễn. Phù bình nhẹ, nổi nên thăng tán, tính vị cay hàn chữa sơ phong tán nhiệt, chữa bệnh sởi chẩn ở ngoài da, thích nghi dùng chữa bệnh phong nhiệt ban chẩn ấn nấp làm cho sởi không mọc lại được và các bệnh mụn ngứa.

Như “chứng trị chuẩn thằng ấu khoa” có bài phù bình tán (Phù bình tán nát – mỗi lần uống từ 3 đến 6 khấc), dùng gan dê một miếng băm nhỏ vắt lấy nước vào thuốc, uống sau khi ăn, chữa bệnh đậu sởi chạy vào mắt, đau không chịu được “dưỡng sinh tốt dung phương” trị bệnh phong nhiệt ngoài da khắp mình, sinh ẩn chấn đậu, sởi không dương lên được, dùng ngưu bàng tử, Phù bình hai vị bằng nhau, lấy bạc hà làm thang điều trị ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 khấc.

4.    Ma hoàng dùng chữa phong hàn thấp tý (tê liệt)

Phù bình dùng giải nhiệt độc phù thũng

“Kim quỹ yếu lược” nói: Bệnh liệt tiết, đau đớn không co duỗi được, dùng bài ô đấu thang để chữa. Tức là dùng ma hoàng, thược dược, hoàng kỳ, cam thảo, xuyên ô.

Phù bình cay, hàn, đã hay dùng phát tán nhiệt độc, lại hay dẫn dường cho nhiệt hạ. Cho nên có thể chữa được nhiệt độc, đau thũng như “Tài mẫu bí lục trị nhiệt độc, dã Phù bình vắt lấy nước bôi vào để chữa.

Dan phương nghiệm phương điều tra tư liệu tuyển biểu phù bình một lượng vừa phải, giã nhỏ vắt lấy nước, chữa bệnh thũng hồng hồi hương (sơn mộc giải) cạo phấn ở rễ và gốc, mỗi lần ăn một thìa, lấy bã đắp ở ngoài, bên trong đắp mỏng, ngoài đắp dày, ở giữa để một lỗ thông hơi.

Sử dụng đặc biệt khác nhau

Đặc thù của ma hoàng đã nói ở mục ma hoàng và quế chi. “Thiên kim phương” trị bệnh tiêu khát âm thủy.

Dùng Phù bình  khô, rễ qua lâu, hai vị bằng nhau tán nhỏ mịn, nhào với sữa người,  viên bằng hột ngô to. Lúc đói uống 20 viên liền 3 năm bệnh khỏi.

“Y tôn kim giám” có bài phù bình hoàn. Phù bình tán nhỏ, trộn mật làm hoàn bằng  viên đạn to, mỗi lần uống một viên – Đậu tẩm rượu sao đen, hòa vào rượu, tẩm một đêm, uống cả rượu – Trị bệnh bác phong (hủi).

“Tử mầu bí lục” trị phong nhiệt đơn độc. Dùng phù bình giã vắt nước đổ vào. “Dương y đại toàn” có bài Phù bình tán, gồm đương quy, xuyên khung, kinh giới, xích thược dược, cam thảo, mỗi vị một đồng rưỡi, ma hoàng 7 phân năm ly, gia thông bạch (hành) hai củ, đậu kỹ từ 50 đến 60 hạt, cho nước sắc uống, giữ mồ hôi. Chữa bệnh ghẻ lở, bệnh điên cuồng lở.

Bài viết liên quan

Leave a Comment