Cây thuốc, Vị thuốc

Trầu không: Cây thuốc hay từ dân gian

Trầu không hay gọi là lâu diệp là cây mọc leo thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Trong hệ thống Ayurveda còn được gọi là Tambool. Lá trầu có chứa các thành phần hóa học chính như betal – phenol, chavicol và các hợp chất phenolic khác. Những thành phần này là tiềm năng mạnh mẽ trong các đặc tính chống nấm, chống vi khuẩn của trầu. Ngoài công dụng dùng để ăn trầu mà còn dùng để rửa vết loét, mẩn ngứa, mụn nhọt, vết chàm.

Trầu không được trồng khắp nơi trong nước ta, dùng để ăn trầu. Ngoài ra, được trồng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippines và Madagascar.

1. Công dụng Trầu không

Trong y học cổ truyền, trầu không có thể chữa lành vết thương, ổn định tiêu hóa và kích thích lipase tụy. Ngoài ra, còn là thảo dược hữu ích điều trị hôi miệng, mụn nhọt, mủ, viêm kết mạc, táo bón, nhức đầu, viêm tuyến vú, bệnh trĩ, chấn thương. Lá trầu hữu ích trong điều trị viêm phế quản và khó thở. Những ca sĩ Ấn Độ dùng lá trầu nhai để cải thiện giọng hát. Quả trầu kết hợp với mật ong như thuốc chữa ho. Lá trầu tươi có chất kháng khuẩn, giun đũa, thuốc chống nấm, sát trùng và triệt giun sán.

Lá trầu không
Lá trầu không

2. Thành phần Trầu không

Lá chứa 85% nước, 3,5% protein, khoáng chất, chất béo, chất xơ, tinh dầu, tanin và alkaloids. Bên cạnh cũng chứa một loạt vitamin A, vitamin B1, vitamin B2; các khoáng chất canxi, sắt, I ốt, phospho, kali. Hương thơm trong lá là do phenol và terpene. Hàm lượng phenol có khác nhau ở 2 loại của trầu không. Cây “đực” chứa hàm lượng phenol gấp 3 lần, thiocyanate gấp 2 lần so với cây “cái”. Hàm lượng tannin ở thân cây cao nhất. Trong lá chứa rất nhiều loại terpenoids. Lá non chứa lượng lớn enzyme diastase hơn lá già.

3. Tác dụng dược lý của Trầu không

3.1. Hoạt động kháng khuẩn

Lá trầu có phổ kháng khuẩn khá rộng. Trầu không có khả năng kháng lại Streptococcus pyrogen, Staphylococcus aureus, Proteus Vulgaris, E.coli, Pseudomonas aeruginosa. Hơn nữa, chiết xuất lá có tác dụng diệt khuẩn vi khuẩn đường niệu gây bệnh đường ruột như Enterocococcus faecalis, C.koseri, C.fruendi, Klebsiella pnemoniae. Hoạt tính sinh học này được cho là do thành phần là sterol, có hàm lượng lớn trong chiết xuất lá trầu. Hoạt động này vận hành bằng cách tương tác bề mặt của sterol với vách tế bào vi khuẩn. Dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc chính của thành tế bào, cuối cùng vi khuẩn bị thoái hóa. Gram dương vi khuẩn dễ bị ức chế hơn, trong khi vi khuẩn gram âm là vách tế bào có nhiều lớp và kết cấu phức tạp.

3.2. Hoạt động tiêu hóa

Chiết xuất trầu không làm tăng đáng kể hàm lượng chất nhầy bám vào thành niêm mạc dạ dày. Lớp nhầy được coi là quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc trước axit dạ dày. Cũng là một tác nhân tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi vết loét. Tác dụng bảo vệ dạ dày của trầu không thông qua ức chế bài tiết axit ở niêm mạc dạ dày mà bằng cách tăng hàm lượng chất nhầy.

3.3. Tác dụng lên hệ tim mạch – Ức chế tiểu cầu

Lá hình trái tim cũng là một hình ảnh liên tưởng đến trái tim. Lá được cho là thuốc bổ tim mạch, điều hòa nhịp tim không đều và tăng huyết áp. Hiệu quả nhai trầu có thể cải thiện trong vài phút. Bao gồm tăng nhịp tim, đổ mồ hôi và tiết nước bọt. Gây ra sự bài tiết catecholamine từ vỏ thượng thận góp phần làm tăng sức chịu đựng, nhịp tim, huyết áp, đường huyết và hoạt động thần kinh giao cảm. Tác dụng giãn mạch chủ yếu phụ thuộc vào oxit nitric.

Tăng động tiểu cầu rất quan trọng trong sinh bệnh học các bệnh tim mạch do huyết khối trong mạch máu. Piperbetol, ethylpiperbetol, piperol A và piperol B phân lập từ lá được cho là có tác dụng chọn lọc ức chế kết tập tiểu cầu bằng các yếu tố kích hoạt PAF.

3.4. Hoạt động điều hòa miễn dịch

Nhiều rối loạn ngày nay dựa trên sự mất cân bằng của các quá trình miễn dịch. Chiết xuất trầu không có sự tăng sinh tế bào lympho, thụ thể interferon-C và sản xuất oxit nitric. Việc giảm hiệu giá kháng thể và tăng ức chế viêm cho thấy tác dụng ức chế miễn dịch.

3.5. Chăm sóc răng miệng

Các vi khuẩn mảng bám, đặc biệt là Streptococcus mutans, hoạt động trên fructose trong chế độ ăn uống để tạo ra axit lactic, gây ra hiện tượng keo hóa men răng.

Chiết xuất trầu tác dụng ức chế các mầm bệnh đường miệng sinh ra axit khác nhau làm thay đổi cấu trúc của men răng. Các đặc tính của nó như Streptococci, Lactobacilli, Staphylococci, Corynebacteria, porphyromonas gingivalis và Treponema ngà răng. Góp phần giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất cho khoang miệng.

3.6. Cải thiện thần kinh

Chiết xuất của lá trầu thể hiện sự cải thiện khả năng xúc tác haloperidol, giảm bazơ cũng như amphetamine. Gián tiếp tạo thuận lợi cho việc truyền cholinergic và ức chế dopaminergic cũng như truyền adrenergic bằng chiết xuất. Bạn có thể quan tâm thêm Làm thế nào thức ăn có thể tác động lên sự hoạt động của não?

3.7. An toàn thực phẩm từ trầu không

Những hoạt chất sinh học được chiết xuất từ trầu không ức chế sự sản sinh độc tố. Thông qua tác động lên con đường sinh tổng hợp độc tố. Trong khi đó, ít ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm. Cách trầu không chống lại Aspergillus  liên quan đến hợp chất phenolic. Gồm phenylpropanoides, polyphenol như flavonoid, catechin, tannin, aquinine. Những hoạt chất này làm thay đổi cấu trúc protein quan trọng dẫn đến bất hoạt Aspergillus. 

Bên cạnh đó, phenolic làm chậm đáng kể quá trình sinh tổng hợp aflatoxin B1 của A. flavus. Sự tổng hợp và tích lũy axit norsolorinic, một chất trung gian sinh tổng hợp aflatoxin, cũng bị ức chế bởi các hợp chất phenolic này. Tóm lại, với nhiều con đường tác động khác nhau đều chứng minh trầu không có tác dụng ức chế sản sinh độc tố từ Aspergillus.

4. Lưu ý

  • Lá trầu đắp lên đầu vú làm cạn sữa, rễ trầu dùng cùng hạt tiêu đen P.nigrum gây nguy cơ vô sinh nữ, một số người ăn lá trầu cùng hạt có nguy cơ gây ung thư miệng họng.
  • Không nên lạm dụng việc dùng lá trầu không khi bị tắc sữa vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi.

Bài viết liên quan

Leave a Comment