Cây thuốc, Vị thuốc

Tỏi tây (Hành ba rô): Không chỉ là loại gia vị quen thuộc

Tỏi tây (Hành ba rô) không chỉ là loại gia vị thân thuộc bổ dưỡng với mọi gia đình mà còn có tác dụng trị bệnh, đặc biệt là khả năng lợi tiểu, tẩy giun… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Giới thiệu về Tỏi tây

  • Tên gọi khác: Hành ba rô, Hành boa rô…
  • Tên khoa học: Allium porrum L.
  • Họ khoa học: Alliaceae. (họ Hành).
  • Thân hành: Bulbus Allii Porri.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Tỏi tây là loài mọc tự nhiên ở vùng Địa Trung Hải. Đây là loại rau gia vị được trồng phổ biến từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Á… Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở Đà Lạt, ngoại thành Hà Nội, đồng bằng trung du Bắc Bộ…

Có thể thu hoạch loài cây này quanh năm.

Tỏi tây là gia vị quen thuộc bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày
Tỏi tây là gia vị quen thuộc bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày

1.2. Mô tả toàn cây

  • Cây thảo sống 2 năm, cao 40 – 140cm. Thân hành hình trụ hay hình tròn, rộng 1 – 2cm và khá cứng.
  • Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hình dạng dẹp, dài, mép nguyên, hơi trắng ở gốc.
  • Hoa mọc ở ngọn cành, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím. Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán giả đầu to, tròn, cuống dài. Bao hoa không màu, nhị màu hồng.
  • Quả nang, hình tam giác có 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt có cạnh, màu đen.

1.3. Bộ phận làm thuốc – bào chế

Bộ phận làm thuốc: Thân hành.

Thân của cây Tỏi tây thường được sử dụng trong chế biến món ăn nhằm gia tăng mùi hương và kích thích vị giác.

1.4. Bảo quản

Bảo quản những phần thân rễ đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

2. Thành phần hóa học và tác dụng

2.1. Thành phần hóa học

  • Tỏi tây chứa 1,8% protein; 0,1 % chất béo; 17,2% đường.
  • Ngoài ra còn có alliin (0,4%), alanine, arginine, acid asparatic, asparagine, histidine, leucine, methionine, phenylalanine, proline, serine, threonine, tryptophane và valine.
  • Chất khoáng; 0,05mg% Ca; 0,07mg% P; 2 – 3mg% Fe, vitamin A; vitamin B và vitamin C; một lương nhỏ lưu huỳnh.
  • Tinh dầu Tỏi tây có alyl-disfulfid.

2.2. Tác dụng y học hiện đại

  • Hỗ trợ cho hệ tuần hoàn: Do có chất kaempferol, có tác dụng bảo vệ mạch máu và chống lại các gốc tự do gây hại, gia tăng mức độ co giãn của các mạch máu, hạn chế xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Cung cấp lượng axit folic cần thiết cho cơ thể. Chất này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine bên trong máu, do đó giúp bảo vệ mạch máu cũng như hệ thống tim mạch.
  • Giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh viêm mãn tính nhờ chứa nhiều polyphenol.
  • Phần lá xanh của Tỏi tây cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, nó có hàm lượng cô đặc caroten cao gấp trăm lần phần cọng trắng. Dù hàm lượng khoáng chất cao hơn nhưng phần cọng xanh lại khó ăn hơn phần cọng trắng.
  • Vitamin C giúp chữa lành vết thương, tổng hợp collagen.

2.3. Tác dụng y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ.

Chủ trị: Bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể.

Tỏi tây được dùng để chế biến món ăn
Tỏi tây được dùng để chế biến món ăn

3. Cách dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Tỏi tây được dùng chủ yếu để làm thức ăn và dùng thuốc.

  • Dùng ăn sống, nấu soup, nấu canh…
  • Dùng ngoài dịch ép từ lá và củ pha với nước Dừa để rửa mặt giữ da, diụ da, trị mụn nhọt.

Hỗ trợ cho những đối tượng có: Tiêu hóa kém, thiếu máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt, áp xe…

4. Một số bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Trị giun

Nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.

4.2. Trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang

Dùng 6 củ Tỏi tây, cho vào dầu dừa, đun với lửa nhỏ rồi lấy ra để ấm, áp vào bụng.

Bạn có thể dùng dược liệu để trị bí tiểu
Bạn có thể dùng dược liệu để trị bí tiểu

Tỏi tây không chỉ là gia vị bổ dưỡng trong bữa ăn mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Bài viết liên quan

Leave a Comment