Bệnh học YHCT

TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN (HUYỄN VỰNG)

ĐẠI CƯƠNG

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp và là một vấn đề xã hội. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng không chỉ gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Chẩn đoán xác định dựa vào đo huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Trị số huyết áp được đo ở 2 lần khám, mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần, người bệnh cần được nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút. 

Theo Y học hiện đại, tăng huyết áp được chia làm 2 loại là tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát (các bệnh về thận, nội tiết, tim mạch, do thuốc và một số nguyên nhân khác). Cần lưu ý khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân, phát hiện các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích (ở tim, thận, mạch máu, võng mạc, não).

Phân loại tăng huyết áp theo Hội Tim mạch VN 2007 (dựa vào WHO 2005, JNC VI 1997, ESC/ESH 2003)

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu <120 <80
Huyết áp bình thường <130 <85
Huyết áp bình thường cao 130 – 139 85 – 89 
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99 
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥180 ≥110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 <90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng 1 phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại.

Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên… và do nhiều nguyên nhân gây ra. 

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Do can dương vượng, bốc lên trên hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can dương thăng động gây nhiễu lên trên làm cho hoa mắt chóng mặt, choáng đầu, ù tai. Dương thăng nên gây mặt đỏ, hay tức giận. Can dương vượng gây ít ngủ, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Nội thương hư tổn: Do lao động nặng nhọc lâu ngày hoặc do tuổi cao sức yếu làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Trong đó tổn thương thận âm, thận âm hư không nuôi dưỡng được can mộc làm cho can âm suy yếu dẫn đến can thận âm hư, can âm hư thì can dương sẽ bốc lên gây ra chóng mặt, đau đầu, hay quên. Thận hư gây ra lưng gối đau, ù tai, mất ngủ, di tinh. Âm hư làm cho lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch huyền tế. Dương hư làm cho đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm tế sác.

Đàm thấp: Do ăn nhiều đồ béo bổ, hại đến tỳ vị, thức ăn không hóa thành tân dịch mà biến thành đàm thấp, khiến thanh dương không thăng được, trọc âm không giáng mà gây ra huyễn vựng làm cho đầu choáng váng. Vị khí ở trung tiêu không giáng, khí cơ không lợi nên hông đau, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi. Đàm trọc ứ trệ làm cho chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dầy, ánh vàng, mạch nhu hoạt.

CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

 Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.  Phải kết hợp với YHHĐ, không nên sử dụng YHCT đơn thuần.

Thể can dương thượng cang 

Triệu chứng:

Hoa mắt, choáng váng, đau đầu, mặt đỏ, hay tức giận, ít ngủ, ngủ hay mê, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán bát cương: Lý, thực, nhiệt.

Chẩn đoán tạng phủ: Can dương vượng.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

Pháp:

Bình can tức phong (Bình can tiềm dương).

Phương

Điều trị bằng thuốc 

Cổ phương:

Dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm 

Thiên ma 08g                Câu đằng        12g
Ngưu tất 12g                 Thạch quyết minh 20g
Đỗ trọng 12g                 Tang ký sinh  16g
Chi tử 12g                         Hoàng cầm  12g
Ích mẫu 12g Dạ giao đằng  12g
Phục thần 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Hoặc bài thuốc: Long đởm tả can thang

          Long đởm thảo 08g                    Sinh địa          12g
          Hoàng cầm 08g                    Sài hồ             08g
          Chi tử 12g                    Sa tiền            12g
          Trạch tả 12g                    Cam thảo        04g
          Đương quy 12g                    Mộc thông      12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: (Nam dược thần hiệu – Chóng mặt).

Hương phụ 1 lạng  Cúc hoa 1 lạng
Kinh giới 1 lạng  Bạc hà  3 đồng cân

Tán mịn, mỗi lần uống 10g sắc với nước chè và hành làm thang, uống trước khi ăn. 

Điều trị không dùng thuốc 

Châm tả các huyệt

Tại chỗ:            Bách hội (GV.20) Thái dương  
Toàn thân: 

                       

                       

 Đởm du (BL.19) Can du (BL.18)
 Thái xung (LR.3) Hành gian (LR.2)      
 Nội quan (PC.6) Thần môn (HT.7)
Tam âm giao (SP.6)

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Điện nhĩ châm: Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Can, Thần môn. Nhĩ châm 1 lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, cổ gáy: Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, phân, day, ấn, bấm, bóp, lăn, vỗ. Day, ấn, bấm các huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt từ 20 đến 30 phút, ngày một lần, một liệu trình 10 đến 15 lần.

Thể can thận âm hư

Triệu chứng:

Mệt mỏi, váng đầu, hay quên, lưng gối đau yếu, ù tai, mất ngủ, nam giới có thể di tinh, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, nhiệt.

Chẩn đoán tạng phủ: Can thận âm hư.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

Pháp:

Tư bổ can thận.

Phương

Điều trị bằng thuốc 

Cổ phương:

Dùng bài Lục vị địa hoàng thang

          Thục địa 16g             Sơn thù 12g
          Hoài sơn 12g             Bạch linh 12g
          Đan bì 08g             Trạch tả 08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Hoặc dùng bài Tri bá địa hoàng thang

          Tri mẫu 08g     Hoàng bá 12g
          Thục địa 16g     Sơn thù 12g
          Hoài sơn 12g     Bạch linh 12g
          Đan bì 08g     Trạch tả 08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Hoặc bài Kỷ cúc địa hoàng thang 

          Thục địa 16g                  Sơn thù 12g
          Hoài sơn 12g                  Bạch linh 12g
          Đan bì 08g          Trạch tả 08g
          Kỷ tử 12g         Cúc hoa 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Hoặc bài Lục vị quy thược thang

          Thục địa 16g            Sơn thù 12g
          Hoài sơn 12g            Bạch linh 12g
          Đan bì 08g          Trạch tả 08g
          Đương qui 12g             Bạch thược 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: Viên thận âm hư (Thuốc nam châm cứu)

Thục địa 200g Lộc giác giao  150g
Quy bản 200g Củ mài        150g
Thỏ ty tử 80g Thạch hộc                 80g
Tỳ giải    100g Mật ong vừa đủ         

Làm viên hoàn cứng, mỗi ngày uống 20g.

Điều trị không dùng thuốc 

Châm bổ các huyệt 

Can du (BL.18) Thận du (BL.23)
Thái khê (KI.3) Huyết hải (SP.10)
Tam âm giao (SP.6)  Nội quan (PC.6)
Thần môn (HT.7)  

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Kỹ thuật châm: Điện châm.

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

Điện nhĩ châm: Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Can, Thận. Nhĩ châm 1 lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể âm dương lưỡng hư:

Thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau khi hết kinh.

Triệu chứng:

Mệt mỏi, sắc mặt trắng, đau đầu, chóng mặt, ngủ ít, hồi hộp, ù tai, lưng đau, gối mỏi, đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương (nếu ở nam), chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch huyền tế hoặc trầm tế.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.

Chẩn đoán tạng phủ: Thận âm dương đều hư.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

Pháp:

Bổ thận dưỡng âm.

Phương

Điều trị bằng thuốc 

Cổ phương: Hữu quy hoàn 

Thục địa 16g Sơn thù          12g
Hoài sơn 12g Kỷ tử              12g
Thỏ ty tử 12g Hắc phụ tử   04g
Đương qui  12g Nhục quế      04g
Đỗ trọng 12g Lộc giác giao  16g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: Viên thận dương hư (Thuốc nam châm cứu)

160g Sừng hươu               20g
Hoài sơn 160g Ba kích       80g
Tiểu hồi 60g Hắc phụ tử   16g
Nhục quế 30g

Làm viên hoàn cứng, mỗi ngày uống 20g.

Điều trị không dùng thuốc 

Châm hoặc cứu: châm bổ các huyệt

Thận du (BL.23) Tam âm giao (SP.6) 
Quan nguyên (CV.4) Khí hải (CV.6) 
Túc tam lý (ST.36)  Nội quan (PC.6)
Thần môn (HT.7)

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Các kỹ thuật châm: Điện châm, ôn điện châm, ôn châm.

 Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

Điện nhĩ châm: Điểm hạ áp, Thận.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể đàm thấp:

Thường gặp ở người béo phì, người hay ăn đồ béo ngọt.

Triệu chứng:

Đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngực tức, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi, ngủ li bì, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, ánh vàng, mạch nhu hoạt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý, hư.

Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ hư đàm thấp. 

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

Pháp:

Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm.

Phương

Điều trị bằng YHCT

Điều trị bằng thuốc  

Cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang 

          Bán hạ chế 12g Bạch truật 16g
          Thiên ma 12g Cam thảo 04g
          Trần bì 08g Bạch linh 16g
          Sinh khương 1 lát Đại táo 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: (Nam dược thần hiệu – Chóng mặt).

Can khương                      10g

Cam thảo                         04g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Điều trị không dùng thuốc 

Châm các huyệt

Châm bổ:   Túc tam lý (SP.6) Tỳ du (BL.20)
  Vị du (BL.21)  Nội quan (PC.6)
  Thần môn (HT.7) Tam âm giao (SP.6)
Châm tả: Phong long (ST.40)

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Các kỹ thuật châm: Điện châm.

Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

Điện nhĩ châm: Điểm hạ áp, Tỳ, Vị.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

Nguyên tắc điều trị

Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, nếu có đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn thì phải dưới 130/80 mmHg. 

Điều trị tăng huyết áp là điều trị lâu dài, suốt đời.

Cần điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.

Phải cân nhắc từng bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ, các tác dụng phụ để có chế độ dùng thuốc thích hợp.

Huyết áp nên được hạ từ từ để tránh những tổn thương thiếu máu cơ quan đích.  

Điều trị cụ thể

Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống tăng hiệu quả của thuốc hạ áp và hạn chế đáng kể nguy cơ tổng thể của các bệnh tim mạch.

Hạn chế ăn mặn, tránh dùng cà phê, điều chỉnh thời gian sinh hoạt, v.v…

Giảm cân nặng nếu thừa cân. Đặc biệt ở những người bệnh nam giới béo phì thể trung tâm.

Hạn chế rượu ít hơn 30ml ethanol/ngày (ít hơn 720ml bia, 300ml rượu vang, 60ml whisky). Phụ nữ uống bằng 1/2 nam giới.

Tăng cường hoạt động thể lực nếu tình huống lâm sàng cho phép, nên khuyến khích bệnh nhân tập thể dục đều. Duy trì ít nhất 30 – 45 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

Chế độ ăn giàu rau quả, calci, kali, ít muối, ít chất béo có thể giúp hạ huyết áp. Giảm ăn mặn < 6g NaCl/ngày. Duy trì đầy đủ lượng kali, đặc biệt ở những người bệnh có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp. Hạn chế mỡ động vật bão hòa và các thức ăn chứa nhiều cholesterol.

Bỏ thuốc lá: Cần cương quyết bỏ thuốc lá trong mọi trường hợp.

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh, cần kết hợp với các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của YHHĐ, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

Thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm: 

Chỉ định của thuốc chẹn beta giao cảm: Đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh, suy tim. Chống chỉ định: Nhịp chậm, block nhĩ thất độ cao, suy tim nặng, bệnh phổi co thắt, bệnh động mạch ngoại vi. Thận trọng ở bệnh nhân có: Đái tháo đường vì làm ức chế các biểu hiện của tai biến hạ đường huyết, rối loạn lipid máu vì thuốc làm tăng triglycerid, trầm cảm…

Thường dùng nhóm chẹn β1, nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương.

Thuốc lợi tiểu:

Được coi là thuốc nên lựa chọn hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp.  + Chỉ định: Suy tim, người lớn tuổi, tăng huyết áp tâm thu đơn độc, có thể chỉ định cho người bệnh đái tháo đường.

Tác dụng phụ: Tùy từng nhóm thuốc.

Thuốc chẹn kênh canxi:

Chỉ định: Đau thắt ngực, người bệnh lớn tuổi, tăng huyết áp tâm thu, có thể chỉ định cho bệnh mạch máu ngoại biên.

Tác dụng phụ: Phù, đau đầu, mẩn ngứa.

Thuốc ức chế men chuyển:

Chỉ định: Suy tim, rối loạn chức năng thất trái, sau nhồi máu cơ tim, bệnh thận do đái tháo đường.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, tăng kali máu, hẹp động mạch thận 2 bên.

Tác dụng phụ: Gây ho khan.

Thuốc đối kháng thụ thể AT1 của angiotensin:

Chỉ định: Dùng thay thế cho các người bệnh không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.

Chống chỉ định: Như nhóm ức chế men chuyển.

Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazin, mimoxidil.

Một số thuốc khác (dùng đường tĩnh mạch, dưới lưỡi): Nitroglycerin, natriprussid.

PHÒNG BỆNH 

Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân béo phì. Giảm cân nếu quá cân.

Nên tập vận động thường xuyên.

Bài viết liên quan

Leave a Comment