Bạch đồng nữ: Cây thuốc trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều, thấp khớp,…

Mô tả

Tên khoa học: Clerodendron paniculatum L.

Họ khoa học:  Họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).

Mô tả:

 – Cây nhỏ, cao khoảng 1m, thân vuông lá đơn mọc đối, hình tim mép khía răng nhỏ thưa, màu xanh nhạt, có lông ở cả hai mặt lá, có cuống dài, có vảy tròn. Hoa màu ngà vàng, mọc thành sim, nhị dài thò ra ngoài hoa. Quả mọng hình cầu.

Thu hái, sơ chế: Hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can, có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô, xắt lát, sắc uống.

Phần dùng làm thuốc:

Rễ sắc uống, lá nấu nước dùng để rửa bên ngoài.

Tác dụng:

+ Thanh nhiệt, lương huyết, tiêu độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Chủ trị: 

+ Trị bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, mật viêm vàng da, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

-Liều dùng:

12-16g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: Bạch đồng nữ,  Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Trị phong thấp khớp, vàng da:  rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc,  chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam).

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bạch đồng nữ: Cây thuốc trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều, thấp khớp,…”