Cây thuốc, Vị thuốc

Sa nhân tím: vị thuốc có tác dụng hóa thấp, tiêu thực

Sa nhân tím hay có tên gọi khác là Mé tré bà, Co nẻnh, Mác nẻng, Sa ngần, Pa đoóc (K’Dong), La vê (Ba Na). Cây còn có tên khoa học là Amomum longiligulare T.L. Wu. Theo Đông y, thảo dược có tính nhuận tràng tẩy xổ mạnh, thường được dùng trong điều trị táo bón.

Sa nhân tím là cây gì?

Mô tả thảo dược

Sa nhân tím là cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Cây có thân rễ, thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30m, rộng 5 – 6cm, gốc hình ném, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, xẻ đôi, cuống lá dài 5 – 10mm.

Cụm hoa có 5 – 7 hoa màu trắng, lá bắc ngoài hình bầu dục, màu nâu. Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông,

Quả hình cầu, màu tím, mặt ngoài có gai ngắn, chia 3 ô, hạt có áo, đa dạng, đường kính 3 – 4mm.

Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Sa nhân tím là cây thảo, sống lâu năm
Sa nhân tím là cây thảo, sống lâu năm

Phân bố

Chi Amomum Roxb. có khoảng 250 loài trên thế giới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới ở Đông nam á và nam á được phân bố nhiều.

Cây có vùng phân bố ở đảo Hải Nam Trung quốc, đến vùng Trung Lào và Việt Nam. Ở nước ta, Sa nhân tím phân bố tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tây nguyên.

Với đặc tính là giống cây ưa ẩm, chịu bóng và ưa sáng trong trường hợp mọc thành những quần thể lớn thuần loài trên đất sau nương rẫy. Cây thường tập trung mọc thành đám ở ven rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh dọc theo hành lang ven suối, sinh chồi gốc khỏe vào 2 vụ xuân hè và hè thu.

Sa nhân tím có hoa quả gần như quanh năm. Tuy nhiên ở nhiều nơi trong năm cây có 2 vụ hoa quả.

Việt nam là nước có nguồn Sa nhân tím mọc tự nhiên phong phú nhất trong khu vực.

Thành phần hóa học

Quả sa nhân chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng 0.65%. Thành phần tinh dầu gồm camphor, pinen và limonen – borneol.

Công dụng của Sa nhân tím

Tinh dầu thảo dược có khả năng có tác dụng kháng khuẩn tương tự như sa nhân trắng.

Tính vị: cay, ôn. Quy kinh tỳ, vị.

Tác dụng: hoá thấp, hành khí, ôn trung chỉ ẩu, chỉ tả, an thai.

Chỉ định:

Chứng thấp khốn tỳ thổ, tỳ vị khí trệ, thường phối hợp dùng với hậu phác, trần bì, chỉ thực. Điều trị chứng tỳ hư khí trệ, thường phối hợp dùng với đẳng sâm, bạch truật, phục linh như bài Hương sa lục quân tử thang.

Chứng tỳ vị hư hàn gây nôn và đại tiện lỏng nát, có thể dùng bột sa nhân uống hoặc dùng cùng với phụ tử, can khương.

Chứng có thai mà buồn nôn, không ăn uống được thì dùng sa nhân sao lên, tán bột uống. Nếu động thai không yên, dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật như bài thái sơn bàn thạch tán (nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, tục đoạn, hoàng cầm, bạch truật, xuyên khung, bạch thược, thục địa, sa nhân, chích thảo).

Liều dùng: 5 – 10g, nên cho sau. 

Trong thực phẩm, nhân dân thường dùng sa nhân tím làm gia vị và chế rượu mùi.

Sa nhân tím có nhiều tác dụng với sức khỏe
Sa nhân tím có nhiều tác dụng với sức khỏe

Bài thuốc có chứa Sa nhân tím

Chữa có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông

Sa nhân tím và hương phụ lượng bằng nhau, phơi khô tán bột. Mỗi lần uống 3 – 4g, ngày uống 3 lần. Hoặc mỗi vị 8g, lấy sắc chung chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Chữa tiêu chảy

Sa nhân tím, vỏ cây vối, trần bì, thần khúc, thanh bì, mạch nha, mỗi vị 2g. Tất cả tán thành bột mịn, cũng có thể làm thành viên. Mỗi lần uống 4g với nước sắc tía tô. Ngày uống 2 lần.

Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng, trẻ em cam tích

Sa nhân tím 4g, chỉ thực 6g, mộc hương 6g, bạch truật 4g, tán bột rây mịn. Dùng nước sắc bột dược liệu làm viên 0,25g. Mỗi lần uống 2 – 3 viên, ngày người dùng có thể uống 2 – 3 lần.

Chữa đau nhức răng

Hạt sa nhân tím phơi khô, giã thành bột. Dùng tăm bông chấm vào chỗ răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm cũng có hiệu quả làm giảm đau nhức răng.

Chữa tê thấp

Thân rễ sa nhân tím 10g, chặt nhỏ, ngâm với 100ml rượu trong 15 ngày, xoa bóp hàng ngày. Hoặc phối hợp với lá hồng bì dại, nấu kỹ với nước, ngâm chân lúc nước còn ấm.

Các lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng

  • Dược liệu không phù hợp với thể trạng bị nóng trong người.
  • Chú ý trong sử dụng cần chọn đúng Sa nhân tím, vì thảo dược có thể nhầm với các loại thảo dược khác.

Bài viết liên quan

Leave a Comment