Bệnh tiêu hóa, gan mật

Một số bài tập đơn giản giúp giảm táo bón

Một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện dưới đây, bạn có thể dễ dàng áp dụng để ứng phó với chứng táo bón:

1. Cardio

Cardio được hiểu là những bài tập thể dục làm tăng nhịp thở và nhịp tim của người tập, đồng thời kích thích các cơ và dây thần kinh, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Các bài tập cardio rất đa dạng như: Chạy bộ, bơi, cầu lông, bóng rổ, leo cầu thang…

Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng cải thiện đáng kể chức năng của ruột, tăng cường trương lực thành ruột, tăng nhu động ruột… giúp cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng táo bón…

photo-1638342604236

Đi bộ nhanh là cách đơn giản nhất:

  • Làm ấm cơ thể bằng cách đi bộ với tốc độ bình thường trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó tăng tốc độ và đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm tốc độ xuống khi kết thúc buổi đi bộ và thực hiện một vài động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng.

Nếu bạn không thể đi bộ trọn vẹn 30 phút, hãy thực hiện các chuyến đi bộ nhỏ suốt cả ngày. Đi bộ 10 đến 15 phút vài lần mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tương tự.

2. Yoga

Một số tư thế yoga có thể hữu ích với chứng táo bón vì chúng làm giảm căng thẳng và tăng lưu lượng máu đến đường tiêu hóa, kích thích ruột co bóp. Dưới đây là hai động tác giãn cơ đơn giản mà bạn có thể thực hiện vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối:

2.1 Tư thế con mèo và con bò

Chống tay và đầu gối trên sàn, đặt đầu gối của bạn bên dưới hông và nếp gấp cổ tay ngay dưới vai, lòng bàn tay đặt trên sàn. Các ngón tay của bạn nên hướng về phía trước.

– Tư thế con bò:

photo-1638342606103

Tư thế con bò.

  • Hít vào, giữ toàn thân thẳng
  • Đẩy bụng và lưng cong xuống dưới sàn nhà
  • Giữ tư thế này trong 10 đến 30 giây trước khi trở lại vị trí ban đầu.

– Tư thế con mèo:

photo-1638342607355
  • Nhẹ nhàng thở ra
  • Nâng bụng và cột sống cong lên phía trần nhà, tạo thành hình dáng của một con mèo. Đầu cúi xuống.
  • Giữ tư thế này trong 10 đến 30 giây.
  • Lặp lại chuỗi động tác 10 lần.

2.2 Tư thế giảm gió (Wind Relieving Pose)

photo-1638342608471

Tư thế giảm gió.

  • Bắt đầu bằng cách nằm thẳng lưng (lưng chạm đất), hai chân mở rộng chữ V.
  • Từ từ nâng đầu gối phải lên chạm ngực và giữ đầu gối ở vị trí đó bằng hai tay trong 20 nhịp thở.
  • Nhẹ nhàng thả đầu gối phải xuống,
  • Lặp lại động tác này với chân trái cũng trong 20 nhịp thở.
  • Cuối cùng giữ cả hai chân áp vào ngực và hít thở sau.

Tác dụng: Tư thế này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và thải độc.

Bài viết liên quan

Leave a Comment