Lý luận cơ bản YHCT

Học thuyết ngũ hành trong Y học Cổ truyền

1. Giới thiệu

     Học thuyết ngũ hành là học thuyết về triết học cổ, ra đời sau thuyết âm dương nhằm bổ sung những chỗ còn khiếm khuyết của thuyết âm dương. Thuyết được tác giả Châu Diễn đời Chiến quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đề xuất. Thuyết ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong đời sống, tượng trưng cho vạn vật trong thiên nhiên, đó là: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất), và gọi đó là ngũ hành. Tác giả đã đưa ra được các mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa ngũ hành với nhau thông qua một số quy luật hoạt động của chúng. Đó là những quy luật tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ…

[toc]

2. Những quy luật hoạt động của ngũ hành

     2.1. Trong điều kiện bình thường

Ngũ hành hoạt động theo quy luật tương sinh, tương khắc.

     – Quy luật tương sinh:

+ Hành này hỗ trợ, thúc đẩy hành kia, theo quy luật hành đứng sau sinh ra, thúc đẩy hành đứng trước: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thế phát triển luân hồi. Có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

      Mộc ⇒  Hỏa ⇒  Thổ  ⇒   Kim ⇒  Thủy  ⇒  Mộc.

Nếu ta hình dung cuộn tròn chuỗi tương sinh, ta sẽ có hình sau:

     – Quy luật tương khắc:

  Hành này ức chế kìm hãm hành kia. Hành kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Có thể theo dõi ở sơ đồ sau:

 

     2.2. Trong điều kiện không bình thường

Ngũ hành hoạt động theo  2 quy luật tương thừa, tương vũ.

     – Tương thừa: 

Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc: kim khắc mộc, kim mạnh hơn mộc, mộc khắc thổ mộc mạnh hơn thổ, thổ mạnh hơn thủy, thủy mạnh hơn kim. Có thể biểu diễn quy luật tương thừa theo sơ đồ sau:

      Kim   >      Mộc  >      Thổ   >      Thủy   >     Hỏa

     – Tương vũ:  

Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc: hành mộc mạnh hơn kim, thổ mạnh hơn mộc, thủy mạnh hơn thổ, hỏa mạnh hơn thủy, kim mạnh hơn hỏa. Có thể biểu diễn quy luật tương vũ theo sơ đồ sau:

      Kim    <       Mộc  <      Thổ  <      Thủy  <      Hỏa <     Kim

     2.3. Quy luật chế hóa ngũ hành

Trên thực tế các quy luật hoạt động của ngũ hành rất phức tạp, đan xen vào nhau, bị ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quy luật. Mỗi một hành đều bị ảnh hưởng tương sinh hoặc tương khắc của các hành khác và được thể hiện ra ở quy luật tổng hợp, gọi là quy luật chế hóa ngũ hành (chế ước ngũ hành). 

 

Tóm lại, các quy luật của ngũ hành  nói lên sự vận động chuyển hóa chế ước lẫn nhau. Một hành bị ràng buộc và quan hệ với 4 hành đứng cạnh. Mỗi hành đều tự vận động bên cạnh sự hoạt động của 4 hành khác càng làm cho các quy luật hoạt động của ngũ hành phức tạp và phong phú thêm.

3. Sự vận dụng của thuyết ngũ hành

     3.1. Vận dụng vào thế giới tự nhiên

                  Bảng Vận dụng ngũ hành vào thế giới tự nhiên.

         Ngũhành

Sự vật

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Phương hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Khí hậu Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn
Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ cốc  Lúa mì Ngô Lúa tẻ Lúa nếp Đậu
Ngũ cầm Ngựa Lợn
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ mùi Tanh Khét Thơm Hôi Thối

 

     3.2. Vận dụng vào y học

     – Tổ chức học cơ thể:                 

Bảng Vận dụng ngũ hành vào cơ thể.

          Ngũ hành

Sự vật

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Lục Phủ Đởm Tiểu tràng Vị Đại tràng Bàng quang
Ngũ thể Gân Mạch Thịt Da lông Xương
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Ngũ chí Giận Mừng Nghĩ Lo Sợ
Ngũ âm La hét Cười Hát Khóc Rên rỉ
Bệnh biến Co quắp Hồi hộp Nôn oẹ Ho Run rẩy
Chỗ bị bệnh Cổ gáy Ngực sườn Sống lưng Vai lưng Eo lưng đùi

Ghi chú: ngoài 5 phủ ghi ở bảng 2.3, còn phủ tam tiêu tương ứng với tâm bào.

     – Vận dụng vào qui kinh  và chế biến thuốc y học cổ truyền

Bảng  Vận dụng chế biến thuốc

Vị của

thuốc

Màu sắc

của thuốc

Qui kinh Cách chế biến Ví dụ
 

Đắng

 

Đỏ

Tâm

Tiểu tràng

Tẩm  trích với các chất màu đỏ… Huyết giác, thần sa, hoàng liên…
 

Ngọt

 

Vàng

Tỳ

Vị

Tẩm mật, sao vàng… Cam thảo, hoàng kỳ, bạch truật…
 

Cay

 

Trắng

Phế

Đại tràng

Trích  với sinh khương… Tang bạch bì, đảng sâm, cát cánh…
 

Mặn

 

Đen

Thận

Bàng quang

Trích với muối, sao đen, sao cháy… Cẩu tích, trắc bách diệp, huyền sâm…
 

Chua

 

Xanh

Can

Đởm

Trích giấm, mật bò, mật lợn… Ngưu tất, ngũ vị tử, thiên nam tinh…

     – Thuốc y học cổ truyền mang tính tương sinh:

+ Thuốc kiện tỳ bổ phế khí: thuốc có công năng kiện tỳ song lại được dùng chữa các bệnh phế hư như đảng sâm, hoàng kỳ, cam  thảo, hòai sơn…

+ Thuốc có công năng bổ thận thủy song lại ức chế can hỏa vượng như hoàng tinh, thục địa…

+ Thuốc có công năng bổ can, song lại có ý nghĩa bổ tâm huyết như bạch thược, hà thủ ô đỏ, đương qui…

+ Thuốc có công năng thanh tâm hỏa, song lại thanh thấp nhiệt ở tỳ như hoàng liên, mã xỉ hiện, tô mộc…

+ Thuốc có công năng bổ phế, song lại bổ thận như tắc kè, cao ban long, tử hà sa…

     – Thuốc y học cổ truyền mang tính tương khắc:

Một số vị thuốc thán sao như trắc bách diệp, hòe hoa, tông lư… qui nạp vào hành thủy (tạng thận), tương khắc với hành hỏa (tạng tâm). Với công năng chỉ huyết, dùng khi bị xuất huyết (vì tâm chủ huyết mạch).

     3.3. Vận dụng vào chẩn đoán

Có 5 loại tà, biểu hiện như sau:

– Bệnh từ tạng mẹ truyền đến tạng con gọi là hư tà.

– Bệnh từ tạng con truyền đến tạng mẹ gọi là thực tà.

– Bệnh từ tạng đi khắc truyền đến tạng bị khắc gọi là tặc tà.

– Bệnh từ tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc gọi là gọi là vi tà.

– Bản tạng bị bệnh gọi là chính tà.

Ví dụ: tiểu tiện không thông (bí, dắt) do phế thực chứng (quy luật tương sinh). Hoặc can hỏa thượng thăng, đau đầu, hoa mắt, mắt mờ do thận thủy kém không thể nuôi dưỡng phần âm để bốc hỏa lên (tương sinh). Hoặc tâm quý, hồi hộp do can huyết kém (tương sinh). Hoặc bệnh vàng da (da thuộc phế) là do can sơ tiết mật kém (tương khắc), phế hô hấp khó khăn đoản hơi… dẫn đến chứng tâm nhiệt (tương khắc).

     3.4. Vận dụng vào điều trị

Thuyết ngũ hành được vận dụng vào điều trị theo 2 nguyên tắc sau đây:

     – Nguyên tắc thứ nhất: “Con hư bổ mẹ”.

+ Hành đứng trước là mẹ. Ví dụ: hành mộc là mẹ của hành hỏa.

+ Hành đứng sau là con. Ví dụ: hành thổ là con của hành hỏa.

+ Hư là hư chứng.

Nếu hành con (hành đứng sau) bị hư chứng thì dùng phương pháp bổ và thuốc bổ cho hành mẹ (hành đứng trước).

Ví dụ: chứng phế hư (bệnh lao chẳng hạn…) phải dùng thuốc bổ vào tỳ với các thuốc tiện kỳ ích khí như nhân sâm, đẳng sâm. bạch truật… hoặc phương pháp bổ bằng thức ăn thức uống cũng là một phương pháp quan trọng để chữa bệnh lao.

     – Nguyên tắc thứ hai: “Mẹ thực tả con”.

+ Thực là thực chứng.

+ Tả là phương pháp tả, đối lập với bổ.

Ví dụ: khí phế bị thực chứng gây ho đờm, suyễn tức khó thở, phải dùng thuốc lợi tiểu (kim tiền thảo, sa tiền tử, trạch tả, tỳ giải…) để tả thận thủy.

Từ hai nguyên tắc nói trên, rút ra một hệ quả quan trọng:

“Hư thì bổ.

Thực thì tả”.

Hệ quả này mang ý nghĩa sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của y học cổ truyền . Với phép tắc chữa bệnh cũng đưa vào hệ quả đó. Ví dụ bệnh thuộc chứng hư, phải dùng phương pháp bổ và thuốc bổ.

– Khí hư bổ khí ( dùng phương bổ khí như tứ quân tử thang).

– Huyết hư bổ huyết (dùng phương tứ thang).

– Khí huyết lưỡng hư (dùng phương bát trân thang, thập toàn đại bổ…).

Nếu thuộc chứng thực phải dùng phương pháp tả và thuốc mang tính chất tả. Ví dụ: Đau bụng do đại tràng thực nhiệt, táo kết (dùng phương đại thừa khí thang hoặc tiểu thừa khí thang…).

Hệ quả đó quán triệt trong cả phương pháp điều trị bằng châm cứu xoa bóp.

– Châm bổ: đối với bệnh thuộc chứng hư, người già yếu… khi châm, ít vê kim, tần số vê kim thấp, rút kim ra cần ấn vào huyệt…).

+ Châm tả: đối với bệnh thuộc chứng thực (khi châm, tần số vê kim nhiều, cường độ vê lớn, khi rút kim ra không cần ấn vào huyệt, đôi khi còn thích huyết).

Bài viết liên quan

Leave a Comment