Cây thuốc, Vị thuốc

Hải sâm: Sâm đến từ biển khơi

Hải sâm là một món ăn từ biển ngon lành và bổ dưỡng. Nó được gọi với cái tên Hải sâm do người ta ví nó bổ dưỡng như sâm, một loài sâm đến từ biển cả. Ngày xưa những món ăn như Bào ngư, Hải sâm, Yến sào, Vi cá… là những món trân quý vô cùng, chỉ có thể dùng cho vua chúa quý tộc. Nhưng ngày nay, những món này cũng phần nào đến gần hơn với chúng ta. 

1. Mô tả vị thuốc Hải sâm

Hải sâm là một trong 5 lớp thuộc ngành động vật Da gai (Echinodermata). Đây là loại động vật biển thân mềm nhũn, dài trung bình khoảng 20cm. Da có lông, sần sùi hơi nhám, xương trong nằm ngay dưới da. Thân nó là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bướu sần sùi, trông như một con đỉa.

Vì thế nhiều người còn gọi Hải sâm là đỉa biển. Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt. Ở phần đầu, nơi chính giữa có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Quanh miệng có khoảng 8 – 30 chân hình ống như xúc tu. Chúng có tác dụng nắm bắt và cho thức ăn vào miệng. Đầu sau của nó là hậu môn.

Hải sâm là loại sinh sản hữu tính, trứng được hòa trong biển và phun tinh trùng để thụ tinh. Mùa sinh sản của Hải sâm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Sức sinh sản của chúng có thể đạt được 1 triệu đến 1,9 triệu trong một lần sinh.

Khi gặp kẻ thù nguy hiểm, một số loài hải sâm tiết ra chất nhằm gài bẫy kẻ thù. Một số khác tự chia tách một phần cơ thể. Làm bật phủ tạng ra ngoài hậu môn để đánh lạc hướng. Sau đó những phần bị mất sẽ tái sinh.

Hiện trên thế giới đã phát hiện trên 1400 loài Hải sâm khác nhau. Riêng ở Việt Nam, dọc các bờ biển có tới 50 loại Hải sâm. Trong đó có 40 loài được dùng làm thuốc hoặc thực phẩm.

 Hải sâm vú
Hải sâm vú

2. Phân bố

Hải sâm là loài sống ưa sống ở lớp đáy, hoặc chui rúc trong bùn, các bờ đá, rạn san hô, đá ngầm, cát bùn. Thức ăn chính của chúng là các loài phù du, vụn hữu cơ, các loài tảo nhỏ, trùng lỗ, trùng phóng xạ,…

Hải sâm phân bố ở hầu hết các đại dương. Tập trung nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Indonesia,…

Ở nước ta, chúng tập trung dọc các bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên,… Các loài Hải sâm có giá trị kinh tế và thực phẩm nhiều nhất, thường được khai thác ở nước ta là: Hải sâm trắng, hải sâm dừa, hải sâm đen, hải sâm vú, hải sâm mít,…

 Hải sâm trắng
Hải sâm trắng

3. Khai thác, sơ chế, bảo quản Hải sâm

Hải sâm nên được thu bắt trước mùa mưa. Vì khi vào tới mùa mưa, độ mặn nước biển phân tầng, nhiệt độ phần đáy biển nóng lên. Hải sâm là loài động vật bậc thấp, chịu nóng rất kém. Khi môi trường sống nóng lên, nó sẽ chết rất nhanh hoặc bị giảm chất lượng.

Hải sâm thu bắt về đem phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc hay thực phẩm. Cần bảo quản nó nơi khô thoáng, cất trong hộp kín, tránh ẩm ướt, mối mọt.

4. Thành phần dinh dưỡng trong Hải sâm

Hải sâm rất giàu chất đạm, kẽm, đồng, iod, crom, sắt, hoạt chất Holothurin B, Testosterol,… Người ta nghiên cứu thấy trong 100g Hải sâm chứa tới 75,6g Protein, cao gấp nhiều lần thịt heo và bò.

Hải sâm mang trong mình lượng dồi dào các loại acid amin như: lysine, proline, arginine, histadine, acid glutamic, thionine, leucine, isolecine, acid aspartic, tyrosine…

Không những vậy, nó còn có nhiều yếu tố vi lượng: photpho, đồng, sắt, mangan, kẽm,… Đặc biệt là Selenium (Se), chất này có khả nang giải độc các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân và đào thải qua đường niệu.

Trong Hải sâm có nhiều vitamin như: B1, B2, B12, C…,và hàm lượng nội tiết tố rất cao như testosterone, progesterone (theo GS. Nguyễn Tài Lương, Viện Công nghệ sinh học, là chủ nhiệm đề tài hải sâm, cho biết hàm lượng nội tiết này có mặt đồng đều ở tất cả các con hải sâm chứ không phải chỉ ở một số con).

Nó lại mang các chất có hoạt tính sinh học như: lectin, saponin glucoside (các glucoside triterpen). Trong đó có 2 loại saponine là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi và tăng cường thể lực) và Rh có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.

 Dược liệu hải sâm gai
Dược liệu hải sâm gai

5. Tác dụng dược lý của Hải sâm

Khả năng chống ung thư:

  • Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, hải sâm có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, gan và tế bào ung thư da.
  • Ở một nghiên cứu khác, DS-echinoside A, một loại triterpene có nguồn gốc từ hải sâm, làm giảm sự lây lan và tăng trưởng của các tế bào ung thư gan ở người.

Tính kháng khuẩn:

  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất hải sâm đen ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm E. coli, S.aureus và S.typhi, giúp chống nhiễm trùng huyết.
  • Ngoài ra nó có thể chống lại Candida albicans, đặc biệt đối với người bị suy giảm miễn dịch.

Khả năng cải thiện gan và tim mạch:

  • Chuột bị tăng huyết áp cho ăn chiết xuất hải sâm trắng đã giảm huyết áp đáng kể, so với những con chuột không được ăn.
  • Nghiên cứu trên chuột non đã chứng minh, chế độ ăn giàu hải sâm làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol, lipoprotein mật độ thấp và triglyceride.
  • Chuột bị bệnh gan khi ăn chiết xuất hải sâm đen đã giảm đáng kể tổn thương gan, cũng như cải thiện chức năng gan và thận.
 Món ăn từ hải sâm
Món ăn từ hải sâm

6. Công dụng của Hải sâm

Hải sâm là vị thuốc tính ấm, vị mặn ngọt, không độc.

  • Nó giúp bổ thận tráng dương.
  • Bổ ích tinh tủy.
  • Giáng hỏa.
  • Giúp cho việc điều hòa việc đi tiểu tiện được thuận lợi.
  • Làm tiêu dờm dãi ứ đọng trong cơ thể.
  • Nhuận những chỗ khô ráo vón kết trong người mình.
  • Chữa mọi chứng hư nhược cơ thể gầy còm ốm yếu.
  • Nó lại có tính sát trùng.
  • Chữa những chứng lở loét.

Đúng với cái tên “Sâm của biển” của mình, Hải sâm quả là vị thuốc bổ ích vô cùng.

9. Một số món ăn – bài thuốc sử dụng Hải sâm

9.1. Bài thuốc chữa trị suy nhược sút cân, tăng huyết áp

Hải sâm 20 g cùng với gạo nếp 100 g nấu thành cháo, thêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn khi còn ấm, liên tục trong 1 tuần.

9.2. Bài thuốc chữa thiếu máu

Hải sâm và Đại táo (đã bỏ hạt), lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng uống 9 g với nước ấm, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc tốt cho bệnh nhân thiếu máu và phụ nữ sau sanh.

9.3. Bài thuốc chữa di tinh

Dùng 50 g Hải sâm, 1 đôi cật dê, 10 g Kỷ tử, 12 g Đương quy, nấu cùng 1 lít nước đến khi nhừ. Mỗi ngày dùng ăn 1 lần, liên tục trong 7 ngày.

10. Lưu ý khi sử dụng Hải Sâm

Những người đang bị tiêu chảy, lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh, người có thể tạng đàm thấp (mập phì) không nên dùng hải sâm.

Theo đông y, không nên ăn hải sâm khi đang dùng các đơn thuốc có vị cam thảo.

Bài viết liên quan

Leave a Comment