Vỏ đỗ xanh

Mô tả

Vỏ đậu xanh có tên gọi khác: Đậu xanh, Đậu chè hay Dâu tằm. Thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Mô tả cây thuốc:

Vỏ đỗ xanh là vỏ hạt đỗ xanh, là cây thảo mọc đứng cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ mảnh, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu, thường có màu xanh. Hoa tháng 8 – 10; quả tháng 3-11.

 Dược Liệu Vỏ đỗ xanh 

 

Bộ phận dùng: Vỏ

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá.

Thành phần hóa học:

Chất dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.

Tính vị: Vị ngọt, hơi lạnh, tính mát.

Tác dụng của Vỏ đỗ xanh:

Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ.

 Dược Liệu Vỏ đỗ xanh 

 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ta thường dùng Đậu xanh nấu cháo ăn để

– Đề phòng các loại bệnh ôn nhiệt mùa hè

– Trị cảm sốt

– Trị tiêu khát, khát nước uống nhiều và đái tháo đường

– Trị đau bụng cồn cào, Nhức đầu, nôn oẹ, có thai nôn oẹ, không yên

– Giải các loại ngộ độc. Cũng dùng nhai sống nuốt nước. Dùng ngoài, lấy Đậu xanh nhai sống; lấy bã đắp chữa giời leo, ngứa ngáy khó chịu. Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có Vỏ đỗ xanh:

– Bị bỏng: Vỏ đậu xanh 30g, sa hoàng, thêm một ít băng phiến. Nghiền nát thành bột, đắp vào chỗ bỏng

– Nóng sốt với viêm ruột: Vỏ hạt đậu xanh 15g đun với nước cho thêm 15g đường trắng mà uống cho đến khi hết bệnh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Vỏ đỗ xanh”