Uất kim: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, giải uất, thanh tâm, lợi đởm, thoái hoàng, lương huyết

Mô tả

Tên khác:

Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ất kim (Bản Kinh), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học: Curcuma longa L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả cây thuốc:

Uất kim là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên to hơn, phiến các hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ dưới lõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
Địa lý: Được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới.
Uất kim
Thu hái:

Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâu phải đồ, hoặc hấp trong 6 – 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô,

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae). Rễ củ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae).

Mô tả Dược liệu:

+ Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm, đường kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhăn nhỏ mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy, mầu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng, bóng, sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có một đốm tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học).

+ Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài 3,3-6,6cm, đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có vằn nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đường vòng tròn mầu nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát (Dược Tài Học).

Bào chế: Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùng dần.Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.

Vị thuốc Uất kim
Thành phần hóa học: Curcumin, ngoài ra còn có tinh dầu, tinh bột, nhựa, canxi oxalat, chất béo,…

Tính vị:

+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Tân Tu Bản Thảo).

+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ Vị đắng, tính hàn, (Trung Dược Học).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Trung Dược Học).

Tác dụng của Uất kim:

+ Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).

Chủ trị:
Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản…
Liều dùng: 6 – 12g. Dùng sống hoặc sắc lấy nước.
Bài thuốc có Uất kim:

– Trị đau bụng trước khi hành kinh hoặc đau do can đởm uất kết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, căng sữa: Uất kim, sài hồ, đương quy, bạch thược, đơn bì, hoàng cầm mỗi vị 12g; hương phụ 8g; chi tử 8g, bạch giới tử 6g. Sắc uống. 

– Trị sỏi mật: Kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống. 

– Trị động kinh: Uất kim 7 phần, phèn chua 3 phần. Tất cả nghiền bột mịn, thêm nước làm hoàn. Mỗi lần 4 – 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ.

Kiêng kỵ:

+ Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).

+ Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Uất kim: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, giải uất, thanh tâm, lợi đởm, thoái hoàng, lương huyết”