Tử uyển: nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái

Mô tả

Tên khoa học: Aster tataricú L.  Thuộc họ Cúc (Adteraceae),
Tên khác: Thanh uyển, dã ngưu bàng.
Mô tả cây thuốc: 
Tử uyển là loại cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, thân và rễ ngắn, mang nhiều rễ con. Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá này héo đi. Lá hình mác dài 20-40cm, rộng 6-12cm, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều như không cuống, dài 18-35cm, rộng 2,5-3,5cm có cuống dài. Hoa thìa lìa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹp có lông trắng.

Tử uyển ở Việt Nam là một loại cỏ cao 0,3-1,6m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn, lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa. Lá dài 3-7cm, rộng 5-25mm. Hoa hình đầu, tím nhạt ở xung quanh, vàng ở giữa, mọc đơn độc hoặc tụ từng 3-5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé, dài 2,5mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt.

Tử uyển

Thu hái, chế biến Dược liệu:

Vào 2 mùa Xuân Thu đào về, bỏ đoạn thân rễ (thường gọi là rễ mẹ) có đốt và bùn cát, phơi khô. Các miếng Tử uyển cho mật và ít nước trộn đều cho lửa nhỏ sao cho đến khi không dính tay là được.

Bộ phận dùng: Làm thuốc của Tử uyển là rễ

Tính vị: Vị đắng ngọt hơi ôn

Quy kinh: Kinh Phế

Tác dụng dược lý:
1. Uống astersaponin có tác dụng trừ đờm. Quexetin có tác dụng lợi niệu (Tăng Quảng Phương 1936, Trung Hoa y học tạp chí).
2. Hoàng Khánh Chương (1954, Trung Hoa y học tạp chí) đã báo cáo: Dùng dung dịch iôt tiêm vào sườn mèo để gây ho, rồi dùng nuớc sắc tử uyển 50% cho mèo uống với liều 1g/1kg thể trọng không thấy có tác dụng trị ho rõ rệt.
3. Cao ứng Dầu và Trương Sán (1956, Trung Hoa y học tạp chí) tiếp tục nghiên cứu, dùng nước sắc tử uyển 25% trên thỏ gây mê bằng urêtan đã chứng minh được tử uyển có tác dụng trừ đờm, tác dụng này duy trì trên 4 giờ đối với con vật.
4. Astersaponin có tính chất phá huyết rất cao. Pha loãng 50.000 lần vẫn còn tác dụng phá huyết.

Vị thuốc Tử uyển

Tác dụngcủa Tử uyển: Ôn phế, hoá đờm, hạ khí chỉ ho, thông điều thuỷ đạo.

Chủ trị: Chữa ho, khí xuyễn, ho ra máu mủ, tiểu tiện đỏ. Phàm âm hư, phổi ráo, viêm khí quản cấp tính hoặc mãn tính.

Liều lượng, cách dùng: Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.

Bài thuốc có Tử uyển:

– Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

– Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.

– Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.

– Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt không được dùng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tử uyển: nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái”