Trúc nhự: thanh nhiêt hóa đàm, trừ phiền chỉ ẩu

Mô tả

Tên gọi khác: Còn gọi là Trúc nhị thanh, đạm trúc nhự

Tên khoa học: Caulis Bambusae Graminae.

Mô tả cây thuốc: 

Trúc nhự là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân ra hóa mộc có thể cao tới 10 – 18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7 – 16cm, rộng 1 – 2cm, mép nguyên, trên có gân song song, màu xanh nhạt. Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả 1 lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết.

Địa lý: Cây tre mọc hoang và được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.

Trúc nhự

Thu hái, sơ chế:

Muốn có trúc nhự có thể lấy thân tre, cưa thành từng đoạn bỏ đốt, sau đó cạo bỏ vỏ xanh rồi cạo lấy lớp ở dưới gọi là “nhị thanh trúc nhự” được coi là tốt nhất; sau lớp này có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng người ta cho là chất lượng kém hơn. Có thể thu hoạch quanh năm, nhưng người ta cho hái vào thu đông tốt hơn cả.

Bào chế: Cắt Tre làm nhiều khúc, cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi, chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong để dùng.

Tính vị: Vị ngọt, tính hơi lạnh.

Quy kinh: Kinh phế, vị và can.

Tác dụng của Trúc nhự:

Thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai. Dùng chữa vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiêu phiền nhiệt, động thai. Thường dùng chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, thanh nhiệt, mát huyết.

Liều lượng, cách dùng:

Khi dùng thường tẩm nước gừng sao lên rồi mới dùng. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không do đờm gây nôn mà nôn do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực.

Bài thuốc có Trúc nhự:

Chữa nôn mửa khi mang thai: Trúc nhự 6g, Bố chính sâm 20g, Trần bì, Bán hạ chế, Bạch linh, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Đại táo, mỗi vị 8g, Gừng tươi 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trúc nhự: thanh nhiêt hóa đàm, trừ phiền chỉ ẩu”