Chè Vằng

Mô tả

Chè vằng có tên gọi khác là: Dây cẩm văn, chè cước man, cây dâm trắng, dây vắng, mổ sẻ, dây vàng trắng, bạch hoa trà, giả tố hinh.

Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

Mô tả Dược Liệu Chè Vằng: 

Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.

Phân bố: Cây mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc.

Dược Liệu Trà vằng 

 

Thu hái, sơ chế Dược liệu: Có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

Tính vị: Vị hơi đắng, tính mát.

Thành phần hóa học: Có các chất terpenoit, glycosit đắng, flavonoit và ancaloit.

 Dược Liệu Trà vằng 

 

Tác dụng của chè vằng: 

+ Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xưong, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da.

+ Giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hoá trong mùa hè.

+ Làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.

+ Dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới sinh uống, còn dùng chữa rắn cắn, rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ.

Liều uống hàng ngày: 20-30 g lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc có Trà vằng:

+ Chữa đau bụng kinh, bế kinh: cành lá Trà vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm. 
+ Chữa áp-xe vú: Trà vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần. 
+ Chữa bệnh răng miệng: dùng lá Trà vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
+ Chữa đau gan, vàng da: Trà vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. 
+ Chữa kinh nguyệt không đều: Trà vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chú ý:

Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và lá ngón để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn nguy hiểm tới tính mạng của con người: Chè vằng là cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu, cụm hoa dạng chùy, hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen. Lá ngón là cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng, quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chè Vằng”