Cành Tía tô

Mô tả

Cành tía tô hay còn gọi là tô ngạnh

Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis

Mô tả Dược Liệu Tô Ngạnh: 

Tô ngạnh là cành của cây Tía tô, là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

 Dược LiệuTô ngạnh 

 

Bộ phận dùng và thu hái: 

Vào cuối thu, cắt lấy mặt trên bề mặt đất, nên chọn cành phần ngọn, loại khi cây mới ra bông hái lá xong cắt cành thái lát phơi làm thuốc, phơi khô có mùi thơm,là tốt.

Bào chế: Bỏ tạp chất, dùng nước sau khi ngâm qua, cắt lát phơi khô.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Tô ngạnh là thân hình trụ vuông, bốn góc tù, dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi tía hoặc tía thẫm, bốn mặt có rãnh và vân dọc nhỏ, mấu hơi phình to, có các vết sẹo cành và vết sẹo lá mọc đối. Thể nhẹ, chất cứng, mặt gẫy có dạng phiến xẻ. Phiến thái dày 2 – 5 mm, thường giống hình thoi dài, vát, gỗ màu vàng nhạt, tia tủy nhỏ và dày đặc, tỏa ra từ trung tâm, tủy màu trắng mềm và thưa thớt. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Bảo quản: Để nơi khô mát.

Vị thuốc Tô ngạnh

 

 

Tính vị:

– Trung dược học: Vị cay, ngọt, tính ấm.

– Cương mục: Cay, ấm, không độc.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm.

Quy kinh:

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Phế.

Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.

Tác dụng của Tô ngạnh:

Lý khí giải uất, chỉ thống(giảm đau), an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa. Chủ trị ngực bụng đầy tức, thai động bất an.

Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 5-9g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc có Tô ngạnh:

– Chữa có thai nôn mửa dữ (động thai): Tô ngạnh 12 -16g, Sắn dây 12g. Sắc uống ngày một thang, hoặc dùng Tô ngạnh, Trử ma căn khô, mỗi vị 14-16g. Sắc uống ngày 3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

– Chữa động thai đau bụng, đau lưng, buồn nôn: Tô ngạnh 14g, Đỗ trọng 14g, Đương quy 14g, Bạch thược 14g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Bạch truật 10g, Cam thảo 4g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

– Chữa ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (Vị hư hàn): Dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g. Tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt hơn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

– Chữa có thai phù: Tô ngạnh 20g, Bạch phục linh 40g, Đương quy 12g, Bạch truật 12g, Sài hồ 12g, Thăng ma 10g, Hoàng kỳ 16g. (Bổ Trung Gia Tô Ngạnh).

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cành Tía tô”