Thương truật: táo thấp kiện tỳ, khứ phong thấp

Mô tả

Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.) DC. Thuộc Họ Cúc (Asteraceae).

Tên khác:
Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp , Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Mô tả cây thuốc:

Thương truật là một loại cây sống lâu năm, cao chừng 0,60m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, gần như không có cuống, lá ở phía gốc chia 3 thùy nhưng cắt không sâu. 2 thùy 2 bên hình mác, không chia thùy. Mép lá trên lá dưới đều có răng cưa nhỏ nhọn. Cụm hoa hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, lớp dưới cùng chia rất nhỏ hình lông chim. Hoa hình ống, những hoa phía ngoài là hoa cái, những hoa trong lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, đỉnh chia 5 thùy xẻ xâu. 5 nhị (bị thoái hóa ở hoa cái), nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm nhỏ. Cụm hoa thương truật so với cụm hoa của bạch truật nhỏ và gầy hơn. Quả khô.

Phân bố: 

Thương truật từ trước đến nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, Thương truật mọc ở Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam, loại của Giang Tô được coi là tốt nhất, Hồ Bắc sản xuất nhiều, tiêu thụ ở Hoa Bắc, Đông Bắc và xuất khẩu.

Bộ phận dùng:
Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu, chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh thể như lông trắng là loại tốt (Dược Tài Học).
Thu hái: Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
Trong củ Thương truật có tinh dầu mà thành phần chủ yếu của tinh dầu là atractylodin, b-eudesmol, hinesol và hydroxy atractylon.

Bào chế:

+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).

Tính vị: Vị cay, đắng và tính ấm.

Quy kinh: Tỳ và vị.

Tác dụng của Thương truật: 

Kiện tỳ, táo thấp, khư phong, tán hàn, minh mục. Dùng trị bụng dạ đầy trướng, tiêu chảy, thủy thũng, cước khí teo chân, quáng gà.

Chủ trị, phối hợp:

+ Ứ thấp ở tỳ và vị biểu hiện như đầy và phình thượng vị, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, màng lưỡi dính: Dùng phối hợp với hậu phác, trần bì dưới dạng bình vị tán.

+ Hội chứng tắc nghẽn phòng – hàn thấp biểu hiện như đau và sưng khớp gối, yếu chân: Dùng phối hợp với mộc qua, tang chi và độc hoạt.

+ Hội chứng ngoại lai do phong, hàn, thấp ngoại sinh xâm nhập biểu hiện như đau và nặng các chi, nghiến răng, sốt, đau đầu và cảm giác nặng đầu: Dùng phối hợp với phòng phong và tế tân.

+ Giảm lưu thông thấp nhiệt biểu hiện như sưng và đau gối và chân và yếu chân: Dùng phối hợp với hoàng bá và ngưu tất dưới dạng tam diệu hoàn.

Liều dùng: 5-10g.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng do nội nhiệt không dùng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thương truật: táo thấp kiện tỳ, khứ phong thấp”