Táo mèo

Mô tả

Táo Mèo hay còn gọi là Sơn Tra có tác dụng hỗ trợ: tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ phòng chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol.

Tên Khác Của Táo Mèo:

  • Táo mèo còn gọi là Sơn tra, cây chua chát (vì táo mèo có vị chua chát) (Ngoài ra cây còn có nhiều tên gọi khác như: Bắc Sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine).

Tên Khoa Học Của Táo Mèo:

  • Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra), Crataegus cuneata Sieb.et Zucc (nam sơn tra, dã sơn tra).

Mô Tả Cây Táo Mèo:

  • Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy. Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng. Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn. Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng. Ra hoa tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

Khu Vực Phân Bố Của Táo Mèo:

  • Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái… những nơi có độ cao trên 1000m.

Bộ Phận Dùng Của Táo Mèo:

  • Quả táo mèo chính là bộ phận được dùng làm thuốc. Quả Táo mèo có vị chua và hơi chát.

Cách Chế Biến Và Thu Hái Táo Mèo:

  • Quả táo mèo thu hái về được bổ ngang hay bổ dọc rồi phơi khô.
  • Loài phân bố ở Xích kim, Khasia, Mianma, Thái Lan, bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng núi cao giữa 1500 và 2000m ở Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, Sơn La. Cây được trồng nhiều lấy quả. Thu hái vào mùa thu, thái mỏng phơi khô.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Táo Mèo:

  • Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, trong táo mèo có chứa cá hoạt chất như: Axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, tatin.
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Liên xô cũ về quả táo mèo, thì trong táo mèo ngoài chất tatin còn có chất Cholin, axetylcholin, phytosterin. Mới đây còn tìm thấy trong táo mèo chứa các axit hữu cơ thuộc loại tritecpen như axit oleanic và crataegic.

Tính vị, tác dụng: Vị chua chát, tính ấm; có tác dụng hỗ trợ kiện vị, tiêu thực. Quả có vị chua chát, ăn được. Cũng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon, dễ tiêu. Ngày dùng 5 – 10g sắc hoặc nấu cao uống.

Công Dụng Của Táo Mèo:

  • Trong Đông y, táo mèo có tác dụng hỗ trợ giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết…
  • Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy: sơn tra có công dụng hỗ trợ hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi, hỗ trợ hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, hỗ trợ cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần, trấn tĩnh, giúp cân bằng sinh lý, hỗ trợ phòng chống các biến chứng do tăng huyết áp.
  • Có tác dụng tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, kích thích tiêu hóa.
  • Có tác dụng hỗ trợ giảm cân.
  • Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
  • Có tác dụng giúp hỗ trợ giảm huyết áp, tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.

Những Ai Nên Dùng Táo Mèo ?

  • Người bị mỡ máu, người béo phì.
  • Người kém ăn, gầy yếu.
  • Người bị các bệnh tim mạch, huyết áp cao.
  • Người rối loạn tiêu hóa.

Cách Dùng Táo Mèo:

Cách ngâm rượu táo mèo khô:

  • Tỷ lệ: Táo mèo khô 1Kg, rượu trắng loại ngon 2 lít.
  • Ngâm trong thời gian 15 ngày là có thể dùng được.
  • Mùi vị rượu táo mèo thơm, màu rượu có màu nâu ống, rất đẹp.

Các cách ngâm rượu táo mèo tươi:

Sơ chế:

  • Rửa sạch táo với nước sạch, để ráo.
  • Cắt bỏ núm 2 đầu, bỏ chỗ dập, không gọt vỏ, không bỏ hạt (lưu ý không bỏ sâu nếu có)
  • Bổ đôi, ngâm trong nước sạch 1 tiếng.
  • Vớt ra, ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút.
  • Rửa sạch lại.

Ngâm táo trực tiếp với rượu:

  • Thành phần: 1 Kg táo mèo tươi ngâm với 1 lít rượu ( Ta có thể căn: cứ nửa bình táo mèo thì đổ rượu đầy bình để ngâm ).
  • Cách ngâm: Ngâm Sau 2 tuần táo nổi trên rượu là có thể dùng được.

Cách dùng:

  • Để đạt hiệu quả cao nhất dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 ly nhỏ có thể pha thêm nước cốt táo cho hợp khẩu vị.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Táo Mèo:

Dùng thay trà uống trong ngày:

  • Bài 1: Sơn tra 24g, cúc hoa 15g, lá dâu 12g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín. Uống trong ngày. Tác dụng: Hỗ trợ thanh can nhiệt, hóa ứ tích, dùng thích hợp cho những trường hợp tăng huyết áp với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, dễ cáu giận, đại tiện táo…
  • Bài 2: Sơn tra 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm với nước sôi chừng 15-20 phút, uống thay trà. Tác dụng:Hỗ trợ hoạt huyết hóa ứ, làm giãn mạch máu, thanh dẫn thông trệ, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo nhức đầu, hoa mắt…
  • Bài 3: Sơn tra 10g, cúc hoa 10g, lá trà tươi 10g. Ba thứ hãm với nước sôi, uống như trà. Tác dụng: Hỗ trợ thanh nhiệt, trừ đờm, bình can, tiềm dương, dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và  rối loạn lipid máu.

Món ăn, bài thuốc chia ăn nhiều lần trong ngày:

  • Bài 1: Sơn tra 50g (thái phiến), gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn thêm đường phèn. Tác dụng: Hỗ trợ khử ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
  • Bài 2: Sơn tra 30g, quyết minh tử 30g, đại táo 4 quả, thịt lợn nạc 250g (thái miếng), lá sen tươi (rửa sạch thái nhỏ), gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần. Tác dụng: Hỗ trợ thanh can, thiết nhiệt, làm giãn mạch máu và giáng áp dùng cho người bị tăng huyết áp với các triệu chứng mặt đỏ, mắt đỏ, nhức đầu, chóng mặt, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo…
  • Bài 3: Sơn tra 30g, mã thầy (bóc vỏ) 10 củ, hải đới 30g (rửa sạch, cắt ngắn), chanh 2 quả (cắt lát). Tất cả đem nấu kỹ lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng: Hỗ trợ hoạt hóa, huyết ứ, cường tim, lợi thủy, giáng áp, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp.

Chú ý:  Đông y cho rằng sơn tra chỉ “tiêu” mà không “bổ”, người tiết nhiều dịch vị dùng thận trọng; người có vết loét đường tiêu hóa không nên dùng. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc bổ cũng kiêng dùng sơn tra.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Táo mèo”