Sa nhân: hóa thấp hành khí, ôn trung chỉ ẩu, chỉ tả, an thai

Mô tả

Hạt sa nhân hay còn gọi là hạt đậu khấu, súc sa mật, dương xuân sa là một ttrong những loại thực phẩm đồ uống ưa thích do có nhiều tinh dầu và dưỡng chất quý. Ngày nay các nhà khoa học còn tìm ra nhiều tác dụng quý cho sức khỏe của loại hạt này nhất là cho hệ tiêu hóa bởi vậy hạt sa nhân ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

Tên khoa học

Fructus amomi – Thuộc họ Gừng

(Cây có hình dáng giống cây giềng, song không có củ do rễ không phát triển thành củ)

Khu vực phân bố

Theo chúng tôi được biết, cây sa nhân mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta.

Bộ phận dùng

Hạt sa nhân là bộ phận được dùng làm thuốc

Cách chế biến và thu hái

Hạt cây được thu hái vào tháng 7 âm lịch Quả thu hái sẽ được phơi hoặc sao khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong hạt sa nhân có chứa khoảng 3% tinh dầu còn lại là chất xơ.

Cây sa nhân

Cây sa nhân

Quả sa nhân

Quả sa nhân

* Công dụng

Sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh: tỳ, thận và vị. Có các tác dụng chính như sau:

  • Điều hòa khí huyết trong cơ thể
  • Tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn
  • Tác dụng điều trị viêm dạ dày, đại tràng mãn tính
  • Tác dụng điều trị răng đau nhức, sâu răng
  • Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

Đối tượng sử dụng

Sa nhân thường dùng cho những trường hợp ăn uống khó tiêu, bụng đầy hơi, ợ chua, tiêu hóa kém đặc biệt là những trường hợp sau:

  1. Người bị đầy bụng, khó tiêu
  2. Người bị tiêu chảy
  3. Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính
  4. Bệnh nhân viêm dạ dày
  5. Phụ nữ thai nghén hay nôn
  6. Trẻ em bị sau răng
  7. Bệnh nhân xơ gan cổ trướng

Cách dùng, liều dùng

  1. Điều trị đầy bụng, khó tiêu: Sa nhân 6g, sơn tra 12g, kê nội kim 3g, hạt sen 12g, thần khúc 12g sắc nước uống trong ngày (Hoặc đem sao thơm tán thành dạng bột dùng trong ngày)
  2. Điều trị viêm đại tràng mãn tính: Bột sa nhân 10 g , bột sắn dây 30g, bột mộc hương 5 g nấu cháo ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính.
  3. Điều trị viêm dạ dày: Sa nhân đem tán bột nấu canh với dạ dày lợn ăn hàng ngày.
  4. Điều trị nôn do thai nghén: Sa nhân đem tán bột nấu cháo ăn hàng ngày.
  5. Điều trị sâu răng: Bột sa nhân chấm vào chỗ răng đau 1 lúc sẽ hết đau.
  6. Sa nhân điều trị xơ gan cổ trướng

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sa nhân: hóa thấp hành khí, ôn trung chỉ ẩu, chỉ tả, an thai”