Rễ cỏ tranh

Mô tả

Rễ Cỏ Tranh có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu ứ huyết, hỗ trợ lợi tiểu tiện, hỗ trợ thanh phế vị nhiệt. Hỗ trợ điều trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…
Tên Khác Của Rễ Cỏ Tranh:

  • Khi dùng làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau.
  • Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán.

Tên Khoa Học Của Rễ Cỏ Tranh:

  • Imperaia cyỉindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
  • Rễ cỏ tranh hay Bạch mao căn (Rhiioma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh.

Mô Tả Cây Cỏ Tranh:

  • Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết về cây cỏ tranh, một cây thuốc mọc rất nhiều ở nước ta. Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc, hình lá lúa, lá có răng cưa.
  • Cỏ tranh còn có tên khác là cỏ săng, bạch mao, là cây sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng như bông, gió thổi bay đi rất xa.
  • Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Rễ Cỏ Tranh:

  • Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.

Mùi Vị Của Rễ Cỏ Tranh:

  • Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang.

Bộ Phận Dùng Của Rễ Cỏ Tranh:

  • Cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng đồi núi. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ của cây cỏ tranh  phơi khô, gọi là bạch mao căn.

Công Dụng Của Rễ Cỏ Tranh:

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng hỗ trợ điều trị các chứng: nóng trong cơ thể sinh khát, chảy máu cam, viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng đỏ… Trong nhân dân thường dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống hỗ trợ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.

Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.

Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) có vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị. Có một số tác dụng chính như sau:

  • Hỗ trợ điều trị tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện.
  • Hỗ trợ giúp thông tiểu và hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp, sỏi thận, sỏi bàng quang…
  • Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện ra máu.

Những Ai Nên Dùng Rễ Cỏ Tranh ?

  • Người đi tiểu tiện khó khăn, bí tiểu, phiền khát (háo nước).
  • Người mắc các chứng tiểu ra máu, thổ huyết, chảy máu cam.
  • Người mắc bệnh sỏi thận.
  • Người bị viêm đường tiết niệu.

Cách Dùng Rễ Cỏ Tranh:

  • Ngày dùng 10 – 20 gram rửa qua, đun nước uống trong ngày.
  • Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Rễ Cỏ Tranh:

  • Hỗ trợ giúp lợi tiểu: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
  • Hỗ trợ giúp thông tiểu tiện (dùng cho các trường hợp bí tiểu tiện): Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, mã đề 25g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều. Ngày dùng 50g pha với khoảng 1 lít nước, chia ra uống trong ngày vào lúc khát. Trẻ em 6 – 14 tuổi, mỗi ngày chỉ dùng 25g, pha với khoảng nửa lít nước.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt: Rễ cỏ tranh 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g, đinh lăng 20g, lá dâu 16g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Hỗ trợ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù: Rễ cỏ tranh 15g,  ý dĩ 50g, ngô 50g, râu ngô 15g. Trước tiên sắc rễ cỏ tranh và râu ngô lấy nước, sau đó cho ý dĩ và ngô vào nấu thành cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 5-7 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ít: Rễ cỏ tranh 12g, rau rệu 80g, mã đề 12g, rau má 12g, bồ công anh 16g, cỏ mần trầu 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống từ 5 – 7 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 1 tuần liền.
  • Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 15g, rau má 10g, hoa súng 15g, diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 7 ngày 1 liệu trình.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rễ cỏ tranh”