Rễ cây Ac ty sô

Mô tả

Rễ Cây Atiso có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, chống viêm, ngăn ngừa mụn, trị nám, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng lực, kháng khuẩn tốt, an thần ngủ tốt.
Atisô được coi là cây thuốc quý của Việt Nam nhất là các tác dụng của nó trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu để có một làn da đẹp và sức khỏe được cải thiện.

Nguồn Gốc Của Cây Atiso:

  • Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16. Sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo và nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Mô Tả Cây Atiso:

  • Cây atiso có thân cao từ 1-1,2m, có cây có thể đạt chiều cao 2m. Thân cứng thẳng, có khía chạy dọc theo toàn bộ thân, lông trắng bao phủ. Là loài cây lá to, có chiều dài từ 1-1,2m, rộng 50cm, mọc so le, có răng cưa thưa và không đều nơi viền lá. Mặt trên lá có mà xanh lục, mặt dưới có lớp lông trắng mỏng, cuống là khá to và ngắn. Phần lớn các bộ phận của cây atiso dều có thể dùng làm thuốc. Phần rễ cây sau khi thu hoạch, được làm sạch, cắt lát và phơi khô, sản phẩm dược liệu sau phơi khô có màu trắng.

Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Atiso:

  • Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
  • Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.
  • Lá Atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
  • Cách chế biến: Sấy hoặc phơi khô.

Công Dụng Của Rễ Cây Atiso:

  • Rễ cây Atiso sấy khô có tác dụng hỗ trợ giúp thanh nhiệt, tăng cường bộ máy hoạt động của gan, giúp giải độc gan, hạ men gan, có lợi cho hệ tiêu hóa, thông mật, lợi tiểu, không còn tiểu rát, tiểu buốt (nhất là ở người lớn tuổi).
  • Hỗ trợ giúp mát gan, hạn chế tình trạng mụn nhọt, mề đay, thâm nám.
  • Rễ cây atiso có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao giúp bổ sung lượng thiếu hụt mà cơ thể chưa kịp tạo ra để bù đắp hay do trong quá trình ăn uống chưa thể đáp ứng được, giúp giảm hiện tượng căng thẳng mệt mỏi, ngoài ra còn giúp cơ thể kháng khuẩn rất tốt.
  • Giảm hàm lượng cholesterol, phòng tránh được bệnh máu nhiễm mỡ ( thường gặp ở người già và trung niên), giảm lượng đường trong máu, giúp chữa trị và ngăn ngừa khả năng mắc bệnh đái tháo đường, chống viêm.
  • Rễ cây atiso có tác dụng hỗ trợ giải độc gan giúp cho việc duy trì một làn da đẹp trở nên dễ dàng hơn, ngừa mụn, nám. Rễ atiso còn có tác dụng an thần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Tốt cho hệ tim mạch, dùng tốt cho người có bệnh lý tim mạch, đường huyết cao.
  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon, nhuận trường.

Một Số Công Dụng Của Cây Atiso:

  • Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa: So với các loại rau củ khác thì  Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn  như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào tế bào chết ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú (Theo một số thí nghiệm cho biết nếu có chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú).
  • Điều tiết sự lưu thông của mật: Trong  Lá atisô có chứa một loại chất chống ôxy hóa gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
  • Atisô tốt cho gan: Một số thí nghiệm cho thấy chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan,giúp phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc Điều trị bệnh viêm gan và xơ gan.
  • Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
  • Hỗ trợ điều trị chứng buồn nôn: Nếu như có triệu chứng buồn nôn bạn nên dùng lá atiso để uống vì với những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Giảm cholesterol: Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
  • Atisô có lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa 1/4 lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Những Ai Nên Dùng Rễ Cây Atiso ?

  • Người thường xuyên uống bia rượu.
  • Người bị nóng trong người hay nổi mụn nhọt mề đay.
  • Người bị mắc các bệnh lý về gan, chức năng gan kém.
  • Người bị bệnh huyết áp và những bệnh lý về tim mạch.
  • Người bị suy nhược cơ thể mất ngủ.

Cách Dùng Rễ Cây Atiso:

  • Dùng 6 – 12 gr rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y thì dạ dày chúng ta thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn atiso sẽ có thể làm tổn hại dạ dày.
  • Các nghiên cứu cho thấy trường hợp dị ứng với Atisô rất ít gặp, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với Atisô đôi khi sẽ bị dị ứng. Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.
  • Từ lâu, Atisô được biết đến với công dụng giúp giải nhiệt hiệu quả. Vị ngọt thanh mát của thức uống khiến cơ thể trở nên mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là làm mát gan, lợi mật và tăng cường bài tiết.
  • Atisô cũng là một loại thuốc, sẽ có hiện tượng  gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa cũng như gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atiso không đúng liều lượng. Việc sử dụng sản phẩm này không đúng cũng khiến các cơ quan gan, mật phải làm việc nhiều hơn nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng điều trị bệnh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rễ cây Ac ty sô”