Quả chuối hột

Mô tả

Quả Chuối Hột (còn gọi là chuối chát) có vị ngọt, tính bình, thường được dân gian dùng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, đau nhức xương khớp.

Thành Phần Dinh Dưỡng Có Trong Chuối Hột:

  • Đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.

Giới Thiệu Về Cây Chuối Hột Rừng:

  • Chuối hột rừng có thân cao 3-4 m, mọc tự nhiên rất nhiều ở các vùng miền núi nước ta như Trường Sơn, Tây Bắc, miền Trung, Bắc Trung Bộ…
  • Khác với chuối trồng tại nhà, hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm.
  • Đặc điểm rất đáng chú ý là trái chuối hột rừng có rất nhiều hột, khi chín có màu vàng rất đẹp. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa.
  • Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng.
  • Quả chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, càng lâu càng tốt, cho ra một loại rượu có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống có mùi thơm và bổ dưỡng, có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, nhức mỏi xương khớp.

Tên Khoa Học Của Chuối Hột Rừng:

  • Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae).

Bộ Phận Dùng Làm Thuốc Của Cây Chuối Hột:

  • Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Quả chuối hột rừng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, đau nhức xương khớp.
  • Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hỗ trợ hạ đường huyết tự nhiên.

Tác Dụng Của Chuối Hột Rừng:

  • Quả chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.
  • Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.
  • Quả chuối hột rừng có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Theo y học cổ truyền chuối hột rừng khi chín có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout.
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
  • Rượu chuối hột được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, đau nhức xương khớp.
  • Uống rượu chuối hột hỗ trợ kích thích tiêu hóa, bổ thận lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đau lưng mệt mỏi, hỗ trợ điều trị biếng ăn, mất ngủ. (Lưu ý: Không nên uống nhiều hay lạm dụng rượu quá mức sẽ gây phản tác dụng).

Những Ai Nên Dùng Quả Chuối Hột ?

  • Người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang…
  • Người bị đau lưng mệt mỏi, đau nhức xương khớp.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Từ Lá, Quả, Củ, Thân Của Cây Chuối Hột Rừng:

Chuối hột hỗ trợ điều trị sỏi thận:

  • Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để hỗ trợ điều trị sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2 – 3 tháng.

Hỗ trợ điều trị cảm nóng sốt cao phát cuồng:

  • Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giúp giảm sốt và không nói mê.

Hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào:

  • Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi bị hắc lào, dùng liên tục 7 – 8 ngày sẽ thấy có hiệu quả.

Trẻ em táo bón:

  • Lấy 1 – 2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn. Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và hỗ trợ điều trị chứng phù thũng, nước sắc quả chuối hột hỗ trợ điều trị tiểu dắt. Rễ cây chuối hột sắc uống hỗ trợ điều trị cảm mạo.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận, bàng quang:

  • Dùng chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tùy), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần.

Trái chuối hột:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào, lấy trái xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Trái chuối hột còn non, xắt mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng bệnh tiêu chảy.

Vỏ trái chuối hột:

  • Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, lấy 20g vỏ trái chuối hột, 20g vỏ trái lựu, 10g búp ổi, phơi khô, xắt nhỏ, sắc lấy nước uống. Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, lấy 40g vỏ trái chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều luyện với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày chiêu với nước ấm. Hay hỗ trợ điều trị kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, mỗi thứ 4g, xắt nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả 1 lần trong ngày.

Hoa chuối:

  • Hỗ trợ điều trị sản phụ thiếu sữa, hoa chuối hột xắt nhỏ, luộc hoặc làm gỏi ăn để tăng tiết sữa ở sản phụ mới sinh con. Ngoài ra, hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi gà ăn để tăng cường chất xơ giúp hỗ trợ phòng chống táo bón, nhưng nhớ luộc kỹ để loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn giúp loại axít uric và cặn lắng trong bàng quang, hỗ trợ giúp loại bỏ các độc tố có trong cơ thể. Đặc biệt, do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn các loại rau khác.

Thân chuối hột:

  • Hỗ trợ điều trị giúp ổn định đường huyết, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống.

Cách Ngâm Rượu Chuối Hột:

  • Để có được rượu chuối hột ngon thì trước tiên phải lựa chon loại chuối phải thật chín, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho thật khô.
  • Rượu ngâm nên chọn rượu trắng, loại ngon, cứ 1 kg chuối hột thì ngâm khoảng 2 – 3 lít rượu trắng.
  • Đồ ngâm rượu phải là dùng bình thủy tinh, rửa sạch.
  • Bỏ chuối hột vào, chuối hột chiếm 1/3 bình, rượu chiếm 2/3 bình rồi đậy nắp kỹ, ngâm khoảng 3 tháng là sử dụng được.

Lưu ý:

  • Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.
  • Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 – 20ml).
  • Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Những Lưu Ý Khi Ngâm Rượu Chuối Hột:

  • Ngâm theo tỷ lệ 1 phần chuối 4 phần rượu khi đó màu sắc rượu sẽ đẹp hơn, không quá ngọt cũng như không quá đậm màu chuối. Bình rượu ngâm chuối hột sẽ ngon thơm hơn, bắt mắt hơn.
  • Nếu hạ thổ hay hạ thuỷ bình rượu ngâm chuối hột trên một năm thì dùng nồng độ 50 – 52 độ là ổn. Cao hơn chút lên 55 độ chứ đừng quá thấp dưới 45 độ.
  • Nếu ngâm rượu chuối hột từ 6 tháng đổ lại thì chọn rượu từ 45 – 47 độ.
  • Vì rượu chuối hột được xếp trong rượu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, nên nếu có quá vui thì cũng đừng có sử dụng nhiều, lên pha lẫn với rượu trắng để thưởng thức rượu chuối hột phức hợp từ hương vị rượu chuối hột và rượu nếp trắng.
  • Có thể dùng chuối hột xanh ngâm rượu, không nhất thiết cứ phải quả chín tới. Nhưng nhất định phải chọn quả chuối già từ cây chuối nhiều tuổi từ 2 – 3 năm trở lên. Hoặc chọn quả chuối hột rừng nếu có mối uy tín.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quả chuối hột”