Phúc bồn tử: Bổ thận, trợ dương, tăng cường miễn dịch, trí nhớ

Mô tả

Tên khác: Ngấy tía, Dâu rừng, Đùm đùm. Thuộc họ hoa hồng (rosaceae).
Tên khoa học: Rubus alceaefolius poir.
Mô tả Dược liệu:
Phúc bồn tử hay còn gọi là quả mâm xôi. Gọi tên như vậy vì nó có quả kép trông như đĩa xôi, màu đỏ. Phúc bồn tử không những ngon miệng mà còn chứa đầy chất dinh dưỡng, giúp cơ thể được khỏe mạnh. Vị thuốc Phúc bồn tử là quả tụ hình cầu, thường đính với cuống, gồm nhiều quả hạch nhỏ xếp xít nhau thành cụm hình mâm xôi. Quả chín khô màu đỏ thẫm, đường kính khoảng 0,5 – 1,0 cm. Quả hạch nhỏ mang nhiều tua dài, uốn theo nhiều phía, bên trong chứa hạch hình thận. Đầu quả lồi tròn, gốc quả lõm gắn vào cuống và 5 lá đài. Phía trong lá đài có nhiều chỉ nhị màu nâu đen, rời nhau. Quả có vị chua, hơi ngọt.
Phân bố: Ở nước ta, Phúc bồn tử được trồng nhiều ở các địa phương có khí hậu lạnh.
Cây thuốc Phúc bồn tử

Bộ phận dùng, thu hái: 

Phúc bồn tử dùng quả. Nên chọn quả gần chín, phơi sấy khô. Khi chín có màu đỏ nâu phơi khô tóp lại có màu nâu đen, vị ngọt, không mối mọt là được. Mùa thu hoạch từ tháng bảy đến tháng tám hằng năm.

Tính vị: Vị ngọt, chua, tính hơi ôn.

Quy kinh: Vào kinh can, thận.

Thành phần hóa học:

Đường, axit hữu cơ, chất pectic, tinh dầu, đây là một trong những loại quả giàu vitamin C, nhóm vitamin B, cũng như các vitamin và khoáng chất khác như Kali, magie, mangan…

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.

Dược Liệu Phúc bồn tử

 

Tác dụng của Phúc bồn tử:

+ Kháng viêm, tăng cường miễn dịch: Với một hàm lượng lớn chất flavonoid, phúc bồn tử có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng… đặc biệt làm nhuận da và bảo vệ da, nên nó góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp da.

+ Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ: Trong thành phần của phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể sẽ có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực cũng như có tác dụng kiện não, ích trí, tăng khả năng tư duy.

+ Bổ thận, trợ dương: Phúc bồn tử có các hoạt tính giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, nâng cao thần kinh hưng phấn. Từ đó, phúc bồn tử có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương hoặc suy giảm ham muốn… Phúc bồn tử điều trị chứng tiểu nhiều, tiểu rắt; hạn chế tình trạng tóc bạc sớm, béo phì.

+ Phòng và điều trị ung thư: Một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin đã được tìm thấy trong phúc bồn tử chất này có tác dụng phá vỡ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư.

Bài thuốc có Phúc bồn tử:

– Bổ thận ích khí, ôn dương điều trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư: Hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, thêm gia vị vừa đủ (hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng). Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc cho thịt dê, hải sâm (đã rửa sạch) và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, bắc ra thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng được.

– Điều trị các chứng do thận hư gây ra di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau: Ba kích thiên, phúc bồn tử, thỏ ty tử mỗi thứ 15g cho vào ngâm trong 250g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được.

– Làm đẹp: 4 quả phúc bồn tử, 1 thìa dầu ô liu, 1 thìa dầu hạt nho, 2 thìa bột yến mạch, trộn đều dầu ô liu với dầu hạt nho rồi rắc bột yến mạch lên. Xay nhuyễn quả phúc bồn tử rồi trộn vào hỗn hợp. Thoa hỗn hợp này lên mặt, cổ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm và rửa lại lần nữa với nước lạnh.

Kiêng kỵ: Phúc bồn tử hầu như không có tác dụng phụ và chống chỉ định.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phúc bồn tử: Bổ thận, trợ dương, tăng cường miễn dịch, trí nhớ”