Mẫu lệ: bình can tiềm dương

Mô tả

Tên gọi khác: Vỏ hàu, vỏ hà, tả Mẫu lệ.
Tên khoa học: Ostrea sp. Họ khoa học Ostreidae (Họ Mẫu Lệ)
Mô tả Dược liệu: 
Mẫu lệ là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ hàu, một loài nhuyễn thể sống ở biển. Vị thuốc Mẫu lệ (vỏ hàu) nguyên mảnh có hình bầu dục hoặc tam giác dài, to nhỏ, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu xám nhạt hoặc xám pha tía, vân cong hằn rõ, mép cong. Mặt trong màu trắng sữa, nhẵn bóng. Chất cứng, chắc nặng, đập khó vỡ.

Vị thuốc Mẫu lệ

Thu hoạch, sơ chế: Có thể thu hoạch quanh năm, loại bỏ thịt, lấy vỏ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế:

– Mẫu lệ khô, khi dùng rửa sạch, làm khô, tán vụn thành bột hoặc nung rồi mới tán bột.

– Mẫu lệ nung (Đoạn mẫu lệ): Lấy mẫu lệ đã rửa sạch, đặt trên lò than, nung đến khi thành màu trắng tro xốp, lấy ra để nguội, nghiền nhỏ.

Tính vị: Vị mặn, tính mát.

Quy kinh: Vào kinh can, thận.

Thành phần hoá học: Calci carbonat (80-95%), calci phosphat và sulphat, còn có Mg, Al, Fe.

Tác dụng của Mẫu lệ: Điều hoà can và kiềm dương. Nhuyễn kiên, tán kết, giảm tiết mồ hôi, đái dầm ban đêm và đa khí hư.

Chủ trị:

– Chứng hồi hộp, lo âu, hay cáu gắt, mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt do âm hư dương vượng.

– Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Dùng mẫu lệ với Qui bản, A giao, Bạch thược và Miết giáp.

– Lao hạch do đàm và hỏa: Dùng mẫu lệ với Huyền sâm.

– Ra mồ hôi tự phát và ra mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: Dùng mẫu lệ với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn và Phù tiểu mạch trong bài Mẫu lệ tán.

– Mộng tinh do thận suy: Dùng mẫu lệ với Sa uyển tử, Khiếm thực.

– Chảy máu tử cung: Dùng mẫu lệ với Long cốt, Sơn dược và Ngũ vị tử.

Liều dùng: Ngày uống 3 – 6g.

Kiêng kỵ:

– Sốt cao, không có mồ hôi không dùng.

– Không dùng chung với các vị: Bối mẫu, Cam thảo, Ngưu tất, Viễn chí, Ma hoàng, Tế tân, Ngô thù du.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẫu lệ: bình can tiềm dương”