Hoạt thạch: lợi niệu thông lâm, thanh giải thử nhiệt, khứ thấp liễm sang

Mô tả

Tên Việt Nam: Bột Tale.

Tên gọi khác:

Dịch thạch, Phiên thạch, Thoát thạch, Lãnh thạch (Biệt lục), Quế lâm hoạt thạch, Quế phủ hoạt thạch (Bản Thảo Cương Mục), Tân tạch (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Cửu lãnh, Bạch hoạt, Thạch dịch, Thạch lăng, Lợikhiếu, Cộng thạch, Hoạt thạch, Ban thạch, Hoạt thạch, Bạch ngọc phấn, Bạch trọng ninh, Lập chế thạch, Lôi hà đốc tử (Hoà Hán Dược Khảo), Ô hoạt thạch (Lôi Công Bào Chích Luận), Nguyên hoạt-thạch, Phi hoạt -thạch, Khối hoạt-thạch, Hoạt thạch phấn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Talcum.

Mô tả Dược liệu:

Hoạt thạch là khoáng sản thiên nhiên khai thác từ mỏ, rửa sạch, loại bỏ đất cát và tạp chất là được. Chất mịn, sờ trơn láng để nguyên thành những hòn không đồng đều, màu trắng thứ không tinh khiết thì màu xám tro, màu lục hoặc màu vàng, hơi trong nhẹ, dễ vỡ, không tan trong nước, khó bị acid phá hủy, có trong phấn xoa rôm, phấn bôi mặt, xà phòng đánh răng và bao viên thuốc.

Địa lý: Có nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây, Sơn Đông.

Thành phần hóa học:

Magie Silicat [Mg(Si4 010) (0H)2] Hoặc Metasilicat Acid Magnesium [MG3H2(SI03)4] hoặc 3MG0, 4SI02, H2O, thường làm phấn thoa rôm, bao thuốc viên, kem đánh răng.

Phân biệt:

Ngoài vị kể trên ra, người ta còn dùng loại Nhuyễn hoạt thạch hay Cao lãnh thạch (Kaolinum), thành phấn chủ yếu là AL4 (SI4O10)(OH)8 hoặc AL2O3, 2SIO2, 2H2O đôi khi có ít sắt, dùng công dụng như Hoạt thạch.

Bào chế:

– Khi dùng cần dùng Bạch hoạt thạch là loại trắng tinh làm thanh bột, cùng nấu với Mẫu đơn bì 1 giờ, xong bỏ Mẫu đơn bì đi mà chỉ lấy Hoạt thạch, lấy nước lọc sạch phơi khô (Lôi Hiệu).

– Thường nghiền thành bột, dùng sống hoặc ngâm nước, nghiền nhỏ rồi thủy phi.

Tính vị: Vị ngọt, Tính lạnh.

Quy kinh: Vào kinh Vị, Bàng quang.

Tác dụng của Hoạt thạch: Lợi tiểu, lợi thấp, thanh thử thấp.

Chủ trị:

– Phiền khát do thử nhiệt, tiêu chảy.

– Tiểu không thông.

– Đái lắt rắt đau thắt, sỏi thận hoặc bàng quang.

– Lở loét ngoài da.

Liều dùng: Uống 9g-30g, sắc uống hoặc tán bột uống sau khi sắc được thuốc. Dùng ngoài tùy ý, xức vào nơi lở láy chảy nước.

Kiêng kỵ: Âm hư không có thấp nhiệt cấm dùng. Tỳ hư khí nhược, hoạt tinh cấm dùng.

Bảo quản: Cất vào lọ kín, tránh ẩm.

Bài thuốc có Hoạt thạch:

+ Hoạt thạch 24g, đông quỳ tử 16g, xa tiền tử 16g, thông thảo 12g. Sắc uống. Trị chứng thấp nhiệt ứ đọng ở dưới, tiểu tiện không lợi hoặc đái nhỏ giọt, đái dắt, nóng buốt.

+ Hoạt thạch 20g, cam thảo 10g, hoài sơn 40g: Sắc uống. Trị các chứng bệnh tiêu chảy, bí tiểu, tiểu đỏ… do thấp nhiệt, sốt nóng về mùa hè, miệng khát, khó chịu, tiểu tiện không lợi.

+ Hoạt thạch 12g, bạch phàn 4g, hoàng bá 4g. Các vị nghiền thành bột. Dùng ngoài. Trị eczema, lở loét ướt.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hoạt thạch: lợi niệu thông lâm, thanh giải thử nhiệt, khứ thấp liễm sang”