Gạo nếp

Mô tả

Tên thuốc: Ngạnh mễ hay nhu mễ.

Tên khoa học: Oryza Sativa

Mô tả cây thuốc:

Gạo nếp là hạt của cây lúa nếp (một trong các loại lúa). Cây Lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, là cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ rỗng. Có phiến dài mỏng, mọc bao quanh thân. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa. Quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc.Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng. Hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng…

Phân bố:

Lúa nếp được trồng ở Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Thái Lan, Lào, Indonesia và Việt Nam. Ước tính 85% sản lượng gạo của Lào là gạo nếp. Gạo nếp đã xuất hiện ở Lào từ ít nhất 1.100 năm trước đây. Ngày nay các dòng lúa nếp cao sản đã được trồng phổ biến ở Lào, và hơn 70% diện tích lúa ở thung lũng sông Mê Kông trồng các dòng lúa này. Ở Trung Quốc, lúa nếp được trồng từ ít nhất 2.000 năm trước đây. Theo truyền thuyết, gạo nếp được dùng làm hồ dính khi xây Vạn Lý Trường Thành, và các phân tích hóa học tại thành Tây An đã khẳng định điều này.

Gạo nếp

 

Thành phần:

Gạo nếp không chứa gluten tiêu hóa (nghĩa là không chứa glutenin và gliadin), do vậy an toàn cho chế độ ăn không có gluten. Điểm phân biệt gạo nếp với các loại gạo khác là gạo nếp không chứa amyloza hoặc chứa không đáng kể, ngược lại chứa hàm lượng amylopectin rất cao. Chính amylopectin tạo ra tính chất dính của gạo nếp.

Tính vị: Vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm.

Tác dụng của Gạo nếp: Bổ tỳ vị, chống hư tổn.

 Gạo nếp

Công dụng của Dược liệu:

Tại Việt Nam có gạo nếp cẩm dùng để nấu xôi hoặc nấu rượu nếp cẩm. Nếp cái hoa vàng được coi là một đặc sản.Gạo nếp là một thực phẩm ngon, có công dụng tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người ưa thích.

– Chứa nhiều năng lượng

– Tác dụng chữa bệnh, giải độc

– Gạo nếp còn được dùng chữa các bệnh tiêu chảy, tiểu đường, buồn nôn, rối loạn bài tiết…

– Gạo nếp là một loại thực phẩm sạch vì không có hóa chất nên các bạn có thể yên tâm khi ăn một số món ăn được chế biến từ gạo nếp như: xôi, chè, nếp cẩm…

Tuy nhiên bên cạnh đó gạo nếp cũng có một số tác hại mà không phải ai cũng biết.

Lưu ý:

– Người thừa cân: Vì hàm lượng calo trong gạo nếp cao nên người muốn giảm cân sẽ không được khuyến khích khi dùng nhiều sản phẩm làm từ gạo nếp.

– Người bị đau dạ dày, huyết áp, tim mạch: Tinh bột trong gạo sẽ làm tăng axit dịch vụ nên dễ bị ợ chua. Bệnh nhân huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn nhiều đồ nếp.

– Người máu nóng: Đồ nếp làm tăng nhiệt độ cơ thể, sẽ dẫn đến mọc mụn và dễ nổi cáu.

Ngoài ra, trong gạo nếp có chất amylopectin rất khó tiêu nên đối với những trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy không nên ăn đồ nếp.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gạo nếp”