Dây tơ hồng

Mô tả

Tên khác: Tơ chi hồng

Tên khoa học: Herba Cuscutae,thuộc loại bìm bìm

Mô tả cây thuốc:

Dây tơ hồng loại loại dây leo, kí sinh trên những cành cây khác.Do lá của chúng dần như bị tiêu biến đến kích thước rất nhỏ, do vậy quá trình quang hợp xảy ra kém, chính vì vậy chúng phải “hút” chất dinh dưỡng từ các loại cây khác.Có thân màu vàng hay màu nâu nhạt, hoa thường có hình cầu trắng nhạt.Có hại lọa tơ hồng là tơ hồng xanh và tơ hồng vàng.Đây được coi là loại cây kí sinh gây hại cho các loại cây trồng khác , tuy nhiên trong đông y loại cây này có những tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Dây tơ hồng

Bộ phận dùng làm thuốc: Là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.

Phân bố,thu hái,sơ chế:

Dây tơ hồng loại loại dây leo, kí sinh trên những cành cây khác được nhiều người biết đến. Loài cây này thường rất dễ gặp ở những hàng rào ven đường, các loại cây cao lớn.Người ta thu hái cây vào mùa thu, phơi khô.

Thành phần hóa học: Cuscutosid A, B, cuscutamin.Hạt chứa agroclavin là một chất độc tác động vào trung tâm giao cảm

Tính vị,quy kinh: Vị ngọt đắng, không độc, tính bình;vào can,thận

Tác dụng của Dây tơ hồng:

+ Thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm diệt khuẩn, hóa tan máu bầm, chữa trị u nhọt, rôm sảy, bổ thận, tráng dương..

+ Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần, đầu váng mắt hoa, sức nhìn giảm sút, thai động, hạ huyết áp, trợ tim.

+ Dây tơ hồng còn trị mụn nhọt, sạm da mặt.

Dây tơ hồng

Bài thuốc có Dây tơ hồng:

+ Tơ hồng vàng:

– Kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống.

– Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn.

– Viêm ruột: Tơ hồng vàng 50 g sắc với nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

– Mắt đau sưng đỏ: Dây tơ hồng vàng còn tươi giã nát, lọc lấy nước cốt, nhỏ dần từng giọt vào chỗ mắt sưng đau.

– Trẻ nhỏ lở đầu, phụ nữ có mụn nhọt trên mặt: Dùng dây tơ hồng vàng sắc lấy nước, rửa hằng ngày.

– Hen: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua mỗi thứ 30 g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.

+ Tơ hồng xanh:

– Viêm thận, sỏi bàng quang: Tơ hồng xanh 30-60 g, mộc thông 20 g, sắc uống.

– Trẻ suy dinh dưỡng, lòng bàn chân bàn tay nóng, tinh thần uể oải: Tơ hồng xanh đổ ngập nước, sắc lấy còn nửa bát, chia thành 2 phần uống trong ngày.

– Vàng da ở trẻ nhỏ: Tơ hồng xanh 15-30 g, nấu với đậu phụ thành món canh, ăn với cơm hằng ngày.

– Chảy máu cam: Tơ hồng xanh 15-30 g, thịt lợn nạc 50 g, thêm nước và rượu (lượng bằng nhau) hầm lên ăn.

– Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Tơ hồng xanh 15-30 g, sắc với nước, thêm đường đen vào uống hết trong ngày.

– Mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm: Tơ hồng xanh 60 g, xương sống lợn đực 150 g, thêm 100 ml rượu tốt, ninh chín để ăn.

– Âm nang sưng to: Tơ hồng xanh 20-30 g nấu cùng trứng vịt vỏ xanh. Ăn trứng, uống nước thuốc.

– Ghẻ, chàm, mụn nhọt lở loét: Dùng tơ hồng xanh nấu nước rửa.

– Bỏng lửa: Tơ hồng xanh nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bỏng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dây tơ hồng”