Cây râu mèo

Mô tả

Cây Râu Mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, giúp tăng cường chức năng thận.

Tên Khác Của Cây Râu Mèo:

  • Râu mèo còn được gọi là cây Bông bạc.

Tên Khoa Học Của Cây Râu Mèo:

  • Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).

Khu Vực Phân Bố Của Cây Râu Mèo:

  • Cây râu mèo mọc và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà tây cũ, Sapa và một số tỉnh có khí hậu lạnh. ở miền nam hiện cũng có cây râu mèo, nguồn cây trong nam có là do người dân đem từ các tỉnh phái Bắc vào nhân giống trồng ở phía nam.

Bộ Phận Dùng Cây Râu Mèo:

  • Y học cổ truyền dùng lá, thân cây râu mèo (Folium Orthosiphonis) và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc.

Cách Chế Biến Và Thu Hái Cây Râu Mèo:

  • Râu mèo là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.
  • Cây được thu hái vào tháng 9 hàng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.
  • Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm niên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Cây Râu Mèo:

  • Trong cây có hoạt chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, it tan trong rượu, tan nhiều trong nước.
  • Ngoài ra trong cây còn có chứa tinh dầu, một ít chất béo tanin (5-6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối Kali.
  • Có tác giả còn tìm thấy hoạt chất Saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza.

Công Dụng Của Cây Râu Mèo:

Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng hỗ trợ điều trị viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…

Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy cây râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.

  • Tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị bệnh suy thận.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
  • Tác dụng lợi tiểu: hỗ trợ điều trị tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu đục, phù thũng.
  • Do có tác dụng đào thải axit uric, râu mèo còn được sử dụng để điều trị bệnh Gout.

Một số tác dụng đáng lưu ý của cây râu mèo:

  • Tăng và bài tiết nước tiểu: theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.
  • Lợi tiểu: các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy – 3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm.
  • Bệnh thận và sỏi thận: theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.
  • Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).
  • Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
  • Tăng sức đề kháng: các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
  • Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…

Những Ai Nên Dùng Cây Râu Mèo ?

  • Bệnh nhân suy thận.
  • Bệnh nhân viêm thận cấp và mãn tính.
  • Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân bị phù nề do viêm cầu thận, bí tiểu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gout.

Cách Dùng Cây Râu Mèo:

  • Ngày dùng 12 – 30 gr, đun nước uống trong ngày. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Cây Râu Mèo:

  • Suy thận, viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: Râu mèo 40g, Mã đề, Tỳ giải, Ý dĩ ( mỗi vị 30g ), sắc uống.
  • Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.
  • Thông tiểu, trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gr râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (Nên uống lúc nóng ).
  • Bệnh Gout: 20gr râu mèo, 20gr dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ: râu mèo 6 – 10g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác. Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.
  • Hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
  • Hỗ trợ điều trị viêm thận phù thũng: râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.

Lưu ý: Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây râu mèo”