Cây bọ mắm

Mô tả

Mắm, Địa Chỉ Bán Cây Bọ Mắm, Địa Chỉ Mua Cây Bọ Mắm
Cây Bọ Mắm còn gọi là cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát giúp chỉ khái, tiêu đờm, dùng để hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thanh quản, ho khan, ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao…

Tên Khác Của Cây Bọ Mắm:

  • Còn có tên khác là Cây Thuốc Giòi, Cây Lá Giòi.

Tên Khoa Học Của Cây Bọ Mắm:

  • Ouzolzia Zeylanica (L.) Benn; Thuộc họ Gai (Urticaceae).  

Mô Tả Cây Bọ Mắm:

  • Theo mô tả của GS. Đỗ Tất Lợi, cây thuộc loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông, nhất là ở mặt dưới.
  • Lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính học thành hình xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.
  • Cây bọ mắm thường mọc hoang ở Việt Nam, thường được hái về làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô.

Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Bọ Mắm:

  • Cây bọ mắm mọc hoang khắp nơi ở nước ta nhưng chưa thấy được nhân giống và trồng nhiều. Ở các nước bản địa trải dài dài từ Ấn Độ, bán đảo Đông Dương xuống Malaysia và quần đảo Philippin, cây bọ mắm mọc bò lan trên đất ở những cánh đồng ẩm thấp.
  • Người ta thường thu hái toàn cây bọ mắm về dùng tươi hoặc phơi, sấy khô để dùng. Bọ mắm thường được thu hái vào tháng 4- 6 mỗi năm.

Bộ Phận Dùng Của Cây Bọ Mắm:

  • Toàn cây bỏ gốc rễ (Herba Pouzolziae Zeylanicae).

Công Dụng Của Cây Bọ Mắm:

  • Theo đông y, bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng hỗ trợ giải độc, tiêu thũng, bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng hỗ trợ điều trị các chứng viêm phế quản, ho khan, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏa…
  • Có nơi, người ta còn dùng để hỗ trợ điều trị thông tiểu, thông sữa.
  • Nhân dân thường dùng cây bọ mắm giã nát cho vào mắm tôm để không có giòi bọ.
  • Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu để hỗ trợ điều trị sâu răng.
  • Một số địa phương ở Trung Quốc còn đặt cho cây những tên như “nung kiến tiêu” (mủ nhìn thấy là tiêu), “bạt nung cao” (cao trừ mủ). Tuy nhiên, đối với loại mụn nhọt không mưng mủ thì không nên dùng vì sẽ gây đau hơn.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân thường dùng cây bọ mắm sắc hay nấu thành cao hỗ trợ điều trị bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng, kháng viêm, trừ đờm.

Những Ai Nên Dùng Cây Bọ Mắm ?

  • Người bị viêm thanh quản, kho khan, ho lâu ngày, ho dai dẳng…
  • Người bị sâu răng.

Cách Dùng Cây Bọ Mắm:

  • Dùng 10 – 20 gram rửa sạch, đun nước uống trong ngày. Hoặc nấu cao lỏng pha với mật ong, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Cây Bọ Mắm:

  • Hỗ trợ điều trị ho, viêm đau họng, viêm phế quản, thanh quản, lao phổi: Dùng 10-20g cây bọ mắm khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày đến khi nào khỏi hoặc lấy  phần lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.
  • Hỗ trợ điều trị viêm sưng vú, đinh nhọt,vết thương tụ máu bầm: Dùng một nắm cây bọ mắm đem giã nát rồi đắp lên chỗ bị sưng đau.
  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi sưng đau: Dùng 15-20g lá hay hoa của cây bọ mắm giã nát với một ít muối, gạn lấy nước cốt, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm,  mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.
  • Hỗ trợ điều trị sâu răng: Dùng lá cây bọ mắm giã nát nhét vào chỗ răng sâu.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây bọ mắm”