Cam thảo: ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa thuốc

Mô tả

Tên gọi khác: Bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học: Clycyrrhiza uralensis fisch và Glycyrrhixa glabra L.Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Mô tả cây thuốc: 

Cam thảo là một cây sống lâu năm thân, cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

Cây thuốc Cam thảo

Thu hái, chế biến:

Ở những cây đã được 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Rễ to nhỏ đều dùng được. Sau khi thu hoạch, làm sạch đất cát, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn.

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo.

Bào chế: Rễ phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

Mô tả Dược liệu sạch Cam thảo: 

Vị thuốc Cam thảo: là rễ hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn.

Tính vị: Vị ngọt, tính bình

Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm

Thành phần hóa học: Triterpenoids, flavonoids

Tác dụng của Cam thảo:

– Chỉ khái, hóa đàm, kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm. Giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.

– Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

– Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Công dụng và liều dùng:

– Làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc.

– Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

– Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.

Chủ trị: Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.

Kiêng kỵ:

– Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo

– Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cam thảo: ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa thuốc”