Biển súc

Mô tả

Tên Việt Nam thường gọi: Cây càng tôm, Rau đắng, Xương cá.

Tên khác: Biển trúc (Danh Y Biệt Lục), Biển biện, Biển nam (Ngô Phổ Bản Thảo), Phấn tiết thảo, Đạo sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Biển trúc, Vương sô, Bách tiết thảo, Trư nha thảo, Thiết miên thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Tàn trúc thảo (Dược Vật Sinh Sản Biện).

 Dược Liệu Biển Súc

 

 

Giới thiệu: Cây thảo, sống 1 năm, thân bò hay mọc đứng, lá kép hình mũi mác, mọc so le, cuống rất ngắn có đốt, dài 5 – 16mm, rộng 1,5 – 5mm, hai mặt nhẵn, mặt dưới lá có những vân rất nhỏ. Hoa mọc ở kẻ lá, cuống hoa rất ngắn chừng 2 – 3mm. Quả bế hình trứng, dài 2 – 3mm, màu trắng, có vết nhăn và rốn bao bọc bởi bao hoa còn lại. Mùa hoa tháng 6 – 8, mùa quả tháng 9 – 10.

Cây thường mọc hoang ở nơi ruộng ẩm, lòng suối cạn. Có nhiều ở các tỉnh phía bắc nước ta như Cao Bằng,  Lạng Sơn, Hà Nội…

Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa xuân và hạ. Thu hái toàn cây, kể cả rễ, rồi phơi hay sấy khô.

Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn

Quy kinh: Vào kinh Bàng quang

Hoạt chất: Avicularin, quercitrin, d-catechol, gallic acid, caffeic acid, oxalic acid, silicic acid, cholorogenic acid

Dược năng: Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.

 biển súc

 

  Chủ trị:

– Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa.

– Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán.

– Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa.

 biển khóc 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Biển súc”