Bệnh phụ nữ

Điều trị viêm phần phụ theo y học cổ truyền

Viêm phần phụ

(Trưng hà)

1.  Đại cương

Theo y học hiện đại

Nguyên nhân: thường xảy ra sau đẻ, nạo, sẩy, hành kinh, hoặc cơ thể sức đề kháng giảm, nhiễm trùng ngược dòng, qua đường máu (ít gặp 2%), lao sinh dục, biến chứng quai bị.

Triệu chứng:

    • Cơ năng: đau vụng hạ vị, thường đau cả hai bên hố chậu, đau liên tục, có khi đau từng cơn dữ dội, có thể có sốt, mạch
    • Thực thể: nắn bụng thấy đau vùng hạ vị. Thăm âm đạo: có khối nề cạnh tử cung, tử cung di động hạn chế, khi viêm chưa lan toả sẽ nắn thấy vòi trứng căng thành một khối, ấn đau. Khi viêm lan toả thì các bộ phận xung quanh dính với vòi trứng thành khối nề, ấn vào rất đau, khi đó thành bụng sẽ có phản ứng.

Chẩn đoán:

    • Chẩn đoán xác định: dựa vào tiền sử có bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc nhiễm khuẩn sau thủ thuật buồng tử cung và các triệu chứng đau vùng hạ vị, sốt, có khối nề cạnh tử cung, ấn đau.
  • Chẩn đoán phân biệt với: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc tiểu khung, u nang buồng trứng xoắn, chữa ngoài tử

Điều trị: điều trị nội khoa là chính

    • Nghỉ ngơi.
    • Kháng sinh
  • Nâng cao thể trạng.
  • Lý liệu pháp: chiếu tia hồng ngoại.
  • Điều trị ngoại khoa đặt ra khi có túi mủ khu trú và sau khi điều trị tích cực bằng kháng sinh không đỡ.
1.2.  Theo y học cổ truyền

Được mô tả trong chứng trưng hà.

  • Trưng: là khối tích tụ của huyết. Huyết thuộc âm, tính chất của âm là chìm, lặng nên đau cố định tại chỗ.
  • : là khối tích tụ của khí. Khí thuộc dương, tính chất của dương là nổi và động nên đau không cố định.
  • Điều trị: chia làm 4 thể (1 thể cấp tính và 3 thể mạn tính).
2.  Phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

 * Viêm phần phụ cấp

2.1.1.  Thể nhiệt độc
  • Nguyên nhân: Chủ yếu do nhiệt độc. Y học cổ truyền cho rằng sau khi hành kinh hoặc  sau đẻ thì bào cung hư yếu, nhiệt tà nhân đó xâm phạm vào bào cung, chính tà tranh chấp, dinh vệ bất hoà mà gây nên bệnh.
  • Triệu chứng:  sốt,  đau  bụng  dưới,  cự  án,  khí  hư vàng  hôi,  người  mệt  mỏi, đau đầu, miệng khô không muốn ăn, nước tiểu vàng ít, đại tiện táo hoặc lỏng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Phép điều trị: thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.
  • Phương: dùng bài Ngân liên hoàn

Kim ngân hoa           12g              Đan bì                   12g

Liên kiều                   12g              Xích thược            12g

Chi tử                        12g              ý dĩ                        12g

Xuyên luyện tử        10g              Huyền hồ             10g

Nếu phần phụ nề nhiều gia: đào nhân 8g, hồng hoa 8g.

Nếu có biểu chứng gia: kinh giới 10g, phòng phong 10g, bạch chỉ 8g. Nếu chướng bụng gia: mộc hương 4g, hương phụ 6g.

Nếu khí hư nhiều hôi gia: hoàng bá 8g, nhân trần 12g.

2.12. Thể thấp nhiệt
  • Triệu chứng: thường là đợt cấp của viêm phần phụ mạn tính. Người bệnh có thể có sốt kéo dài, mệt mỏi, đau bụng dưới, khí hư nhiều màu vàng, hôi, đau lưng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
  • Pháp điều trị: phá ứ, tán kết, trừ thấp nhiệt.
  • Phương: dùng bài Tiêu tích tán

Tam lăng        12g              Nga truật    12g

Đào nhân        10g              Đan sâm     12g

Đan bì              12g              Xích thược  12g

Huyền hồ        10g              ý dĩ                                12g

Nếu đau lưng gia thêm tục đoạn 12g, tang ký sinh 12g.

2.2.  Viêm phần phụ mạn tính

Do  viêm  phần  phụ  cấp  điều  trị  không  triệt  để,  có  thể  biểu  hiện  cục  bộ như tắc ống dẫn trứng, ứ  nước vòi trứng dẫn đến vô sinh. Y  học cổ truyền  chia làm 3 thể.

2.2.1.  Thể khí trệ, huyết ứ
  • Triệu chứng: đau hạ vị không cố định, trướng bụng, khí hư ra nhiều, kèm theo rối loạn chức năng tỳ vị, kinh nguyệt không đều, thống
  • Pháp điều trị: lý khí, hành trệ, hoạt huyết, hoá ứ.
  • Phương: dùng bài Tứ vật đào hồng, hoặc đối pháp lập phương như sau

Đảng sâm        12g              Kê huyết đằng     12g

Trần bì             8g                Chỉ xác                  8g

Hương phụ     6g                Xuyên khung      10g

Xích thược      12g              ý dĩ                        12g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

2.2.2.  Thể hàn ngưng, khí trệ
  • Nguyên nhân: do hành kinh hoặc sau đẻ, sẩy có dầm mưa lội nước hoặc, ăn chất sống lạnh quá độ, hàn tà xâm nhập vào bào cung, huyết bị hàn ngưng lại gây đau.
  • Triu chứng: đau tức bụng dưới, lạnh bụng dưới, thích chườm nóng, đau lưng nhất  là  hai  bên  xương  hông,  kinh  nguyệt  sau  kỳ  (lượng  ít,  có  cục) khí hư nhiều loãng, chất lưỡi nhợt, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
  • Phép điều trị: ôn kinh tán hàn, hành khí hoạt huyết.
  • Phương: dùng bài Tiểu phúc khử ứ thang
Bồ hoàng 6g Ngũ linh chi 6g
Đương quy 12g Xích thược 12g

 

Một dược 6g Tiền hồ 10g
Quế tâm 4g Tiểu hồi 4g
Bào khương 4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

3.  Các phương pháp điều trị kết hợp
  • Châm cứu

Châm bổ các huyệt: quan nguyên, khí hải, quy lai, tử cung, tam âm giao, huyết hải, thận du, bát liêu; cứu đối với thể hàn ngưng, khí trệ.

3.2.  Thụt thuốc vào hậu môn

Thuốc thụt gồm:

Bồ công anh 12g Kê huyết đằng 12g
Hồng hoa 8g Đào nhân 8g
Tam lăng 10g Nga truật 10g
  • Nếu trướng bụng: bỏ tam lăng, nga truật; thêm hương phụ 8g, huyền hồ
  • Nếu phần phụ nề cứng thêm nhũ hương 4g, một dược

Mỗi thang sắc kỹ lấy 100ml nước thuốc, lọc qua vải màn 2 lần, giữ độ ấm 36- 37 độ, thụt chậm vào hậu môn cách ngày. Trước khi thụt thuốc phải thụt    tháo phân.

Bài viết liên quan

Leave a Comment