Bệnh tiêu hóa, gan mật Thiên gia diệu phương

Điều trị viêm loét đại tràng mạn – Thiên gia diệu phương

VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG MẠN

 

– Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.

– Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.

– Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.

– Công thức:

 Đào nhân                15g  Đan bì                     10g
 Xích thược              10g  Ô dược                   15g
 Nguyên hồ              10g  Cam thảo                10g
 Xuyên khung          15g  Đương qui               15g
 Linh chi                  10g  Hồng hoa                10g
 Chỉ xác                   10g  Hương phụ             15g
 Công anh               50g  Tra thán                  50g
 Hoàng liên              10g  Xa tiền                     15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 nǎm, trung bình đã mắc bệnh một nǎm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.

 

104. VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG MẠN

– Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.

– Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.

– Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.

– Công thức:

 Hoàng kỳ                   20g  Đảng sâm                  20g
 Can khương                6g  Cam thảo (nướng)       6g
 Ngũ vị tử                      6g  Khổ sâm                      6g
 Ngô thù du                   6g  Phá cố chỉ                 10g
 Tam lǎng                      6g  Bạch truật                 10g
 Vân tàm sa                 30g  Địa du                       10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử 10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.

– Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 nǎm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tǎng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ǎn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ǎn kém, sợ ǎn mỡ, ǎn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường cǎng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn rǎng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tǎng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một nǎm, bệnh nhân không bị tái phát.

Bài viết liên quan

Leave a Comment