Bệnh tiêu hóa, gan mật

Điều trị viêm gan mạn tính hoạt động heo y học cổ truyền

Viêm gan mạn tính hoạt động

1.    Khái niệm.

Trong nhiều thống kê gần đây, người ta phát hiện những trường hợp viêm gan mạn đồng thời xuất hiện các kháng thể trong máu. Tại Hội nghị quốc tế về viêm gan, (1968) người ta đã thống nhất chia viêm gan mạn tính thành 2 loại: viêm gan mạn tồn tại (persistance) và viêm gan mạn tính hoạt động (active, agrlssive). Dựa trên giải phẫu bệnh lý, người ta phân biệt sự khác nhau của 2 loại trên đồng thời cũng định nghĩa: viêm  gan mạn tính là bệnh danh dùng để chỉ những tổn thương lan toả phức hợp miễn dịch rất phức tạp của gan; gây tổn thương loạn dưỡng, thoái hoá, do những rối loạn về chuyển hoá, tổn thương ở nhu mô gan và tổ chức cơ bản của gan. Những tổn thương trên tồn tại từ hai tháng rưỡi đến 6 tháng không khỏi.

2. Chẩn đoán xác định.

+ Có triệu chứng gan to, chắc, có vàng da; sốt, mệt mỏi, lách to, có sao mạch hoặc “bàn tay son” .

+ Có biểu hiện tổn thương ngoài gan: viêm khớp, viêm thận, viêm mạch.

+ Chức năng gan suy giảm, men gan tăng cao, albumin/globulin đảo ngược, g globulin tăng cao, bilirubin tăng; kháng thể tự thân (+), HBsAg (+).

+ Kiểm tra tổ chức học có hình ảnh viêm gan mãn tính hoạt động: hình ảnh ranh giới tiểu thùy bị phá vỡ.

3. Theo Y học cổ truyền.

+ Viêm gan mãn tính hoạt động thuộc phạm vi hoàng đản hiếp thống tích tụ.

+ Nguyên nhân:

Dịch độc ngoại cảm hoặc tà khí thấp nhiệt, chính khí bất túc, ẩm thực thất tiết, thấp nhiệt dịch độc thừa cơ xâm phạm vào cơ thể, uẩn kết ở tam tiêu dẫn đến tỳ vị vận hoá thất điều; thấp nhiệt giao tranh ở can đởm dẫn đến khí cơ uất trệ, dịch đởm không thông tiết, tích tụ ở cơ biểu, mặt, mắt vàng; hoặc do nhân tố tỳ vị hư hàn, cảm phải bệnh tà thấp nhiệt; bệnh do hàn hóa, hàn thấp trở trệ trung tiêu, khí cơ không thông ảnh hưởng đến dịch mật lưu trệ.

–  Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí – huyết bất túc nặng hơn, khí trệ huyết ứ, trưng hà tích tụ, huyết ứ thủy đình dẫn đến cổ trướng.

4.    Biện chứng thể bệnh.

  • Can uất khí trệ.

+ Phương pháp điều trị: sơ can giải uất kiện tỳ.

+ Bài thuốc: “tiêu dao tán” gia giảm:

Sài hồ 10g Phục linh 12g
Uất kim 10g Bạch thược 15g
Bạch truật 10g Sao sơn tra 15g
Đương qui 10g Cốc nha 30g
Mạch nha 30g Xuyên luyện tử 10g.
+ Gia giảm:

– Nếu táo kết thì gia thêm: đại hoàng 6g.

– Khô miệng đắng nhiều phải gia thêm: đan bì 10g, chi tử 10g.

4.2.   Can uất tỳ hư:

+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị – sơ can.

+ Bài thuốc: “sài thược lục quân tử thang” gia giảm:

Sài hồ 10g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Bạch truật 10g
Thương truật 10g Vân linh 10g
Đại phúc bì 15g Mạch nha 15g
Cốc nha 15g Nhân trần 15g
Sơn tra 15g Sa nhân 6g
Kê cốt thảo 15g Chích cam thảo 6g
Uất kim 10g

– Nếu sắc mặt xạm tối, tinh thần mệt mỏi thì gia thêm: ý dĩ nhân 30g, hoàng kỳ 15g

4.3.   Khí trệ huyết ứ.

+ Phương pháp điều trị: sơ can lý khí – hoạt huyết hóa ứ.

+ Bài thuốc: hợp phương “tiêu dao tán” và “cách hạ trục ứ thang” gia giảm:

Sài hồ 6g Đương qui 10g
Đào nhân 10g Đan bì 10g
Xích thược 15g ô dược 10g
Diên hồ sách 10g Xuyên khung 10g
Hồng hoa 6g Nhân trần 20g
Kim tiền thảo

Hoàng ma nhĩ thảo

30g

30g.

Kê nội kim 10g.

 

+ Gia giảm

  • Nếu có “bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: chế miết giáp 10g, nga truật
  • Hoàng đản rõ phải gia thêm: kê cốt thảo 20g, sơn chi

4.4.  Can thận âm hư.

+ Phương pháp điều trị: tư dưỡng can thận.

+ Bài thuốc: “nhất quán tiễn” gia giảm:

Địa hoàng 30g Đương qui 15g
Bạch thược 15g Mạch đông 15g
Kỷ tử 15g Uất kim 10g
Xuyên luyện tử 6 – 10g Sài hồ 5g
Hạn liên thảo 15g Nữ trinh tử 10g.

Bạch hoa xà thiệt thảo 30 – 40g

+ Gia giảm :

  • Nếu kèm khí trệ huyết ứ, sườn đau tức như kim châm, can tỳ thũng đại, lưỡi có ban điểm tía thì gia thêm: ý dĩ nhân, hồng hoa, nga truật, tam lăng mỗi thứ đều 10g.
  • Nếu phúc thủy phải gia thêm: đại phúc bì, phục linh, trư linh mỗi thứ đều

4.5.  Tỳ vị hư nhược.

+ Phương pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết – lý khí kiện tỳ.

+ Bài thuốc điều trị: “hoàng kỳ kiến trung thang” gia vị.

Hoàng kỳ 30g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Kê cốt thảo 15g
Cốc nha 15g Bạch truật 15g
Phục linh 15g Biển đậu 10g
Thủy bồn thảo 15g Mạch nha 15g
Đại táo 7 quả Cam thảo 6g
Trần bì 6g Đại phúc bì 15g.
+ Gia giảm :
  • Nếu huyết ứ thì gia thêm: uất kim, đào nhân đều 10g
  • Nếu phúc thủy thì gia thêm: phục linh, ý dĩ 30g, trạch tả 15g, nga truật
  • Sắc mặt bủng trắng phải gia thêm: đương qui, thục địa

4. Bài thuốc hạch tâm của Lưu Kỳ (Thượng Hải, 1998).

+ “ Lục thảo tứ trùng thang”:

Bối tương thảo 50g Bạch hoa xà thiết thảo 30g
Hạ khô thảo 30g Đại ngô công 3 con

 

Kim tiền thảo

Miết trùng

30g

12g

Sa tiền thảo

Long đờm thảo

30g

6g

Thủy điệt 3g Chế miết giáp 9g.
+ Gia giảm:

 

  • Nếu có “ bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: xích thược 30g, bột tam thất
  • Nếu phúc thủy phải gia thêm: trạch lan 30g, trạch tả
  • Can tỳ thũng đại thì gia thêm: đan sâm 30g, sinh đại hoàng
  • Có vàng da thì gia thêm: nhân trần, bạch mao căn
  • Can uất khí trệ thì gia thêm: sài hồ, hương phụ
  • Can thận âm hư thì gia thêm: sinh bạch thược, kỷ tử 30g.
  • Tỳ hư thấp khốn phải gia thêm: hoàng kỳ 45g, bạch truật 30g.
  • Trường táo tiện bế thì gia thêm: sinh đại hoàng sắc sau, đào nhân

Mỗi ngày một thang, sắc lấy nước, chia 2 lần uống; 3 tháng là 1 liệu trình; uống 2 liệu trình

+ Kết quả:

Khỏi hoàn toàn 66/128 Khỏi cơ bản 28/128 Chuyển biến tốt 22/128 Không kết quả 12/128

Như vậy, tỷ lệ có hiệu quả: 93,75%. Kiểm tra xét nghiệm sau điều trị đều có chuyển biến tốt:

Bài viết liên quan

Leave a Comment