Bệnh phụ nữ

Điều trị nôn mửa khi có thai theo y học cổ truyền

Nôn mửa khi có thai

(ác trở)

1.  Theo y học hiện đại

Định nghĩa

Sau khi tắt kinh, thai phụ thường có tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn oẹ, báo cho người phụ nữ biết mình có thai. Nếu dấu hiệu nghén tăng lên ảnh hưởng đến sinh hoạt gọi là chứng nôn mửa. Nếu tình trạng nôn nặng hơn có ảnh hưởng tới sức khoẻ gọi là bệnh nôn nặng.

Nếu thai phụ có nôn, phù hai chi dưới, tăng huyết áp, protein niệu là tình trạng nhiễm độc thai ngén cần phải theo dõi và điều trị chặt chẽ.

1.2.  Nguyên nhân

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân. Có nhiều giả thuyết cho rằng:

  • Do trứng (nồng độ hCG tăng gây nôn).
  • Do do dị ứng (thai là protein lạ đối với cơ thể mẹ).
  • Do tiêu hoá (có những tổn thương cũ đường tiêu hoá).
1.3.  Điều trị
  • Điều dưỡng: nên để thai phụ nằm ở phòng yên tĩnh, thoáng, không có mùi thức ăn, ánh sáng vừa đủ, chế độ ăn nguội để ít gây nôn.
  • Thuốc điều trị:
    • Thuốc chống nôn, giảm tiết dịch như atropin,
    • Thuốc kháng histamin tổng hợp như prometazin
    • Thuốc vitamin
2.  Theo Y học cổ truyền

Dựa vào nguyên nhân và chia làm 5 thể bệnh.

2.1.  Thể khí huyết không điều hoà
  • Triệu chứng: chậm kinh, nôn mửa không muốn ăn, váng đầu, mệt mỏi, thích nằm, lạnh lưng, mạch trầm (mạch xích yếu).
  • Biện luận: khi mang thai khí huyết tập trung nuôi dưỡng thai làm phần huyết giảm, phần khí tăng nên khí huyết không điều hoà, khí của xung – nhâm nghịch lên gây nên bệnh.
  • Phép điều trị: điều khí huyết, điều hoà âm dương.
  • Phương: Quế chi thang

Quế chi                6g               Sinh khương        3 lát

Bạch thược        12g             Đại táo                  2 quả

Cam thảo             4g

Sắc uống ngày 1 thang.

2.2.  Thể vị nhiệt
  • Triệu chứng: nôn chất đắng, chất chua, tâm phiền, ngủ kém, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hoạt sác.
  • Biện luận: ở người dương vốn thịnh, khi mang thai đường mạch không thông, huyết của kinh ứ tắc kéo theo tinh huyết uất lại, uế khí xung lên vị thành vị nhiệt.
  • Pháp điều trị: thanh vị, giáng nghị
  • Phương: dùng bài ức thanh hoàn

Hoàng liên tán mịn, hồ hoàn như hạt vừng, mỗi lần uống 20-30 hạt.

2.3.  Thể tỳ vị hư nhược
  • Triệu chứng: ăn kém, ngực đầy căng, thích xoa, mệt mỏi, ỉa lỏng, lưỡi nhợt, mạch hư.
  • Biện luận: ở người tỳ vị hư yếu, khi mang thai thức ăn dẫn khí của tinh nghịch lên, vị hư nên không giáng được.
  • Phép điều trị: kiện tỳ, hoà vị.
  • Phương: dùng bài Quất bì trúc nhự thang
Nhân sâm 12g Mạch đông 8g
Trúc nhự 8g Xích linh 12g

 

Quất bì 8g Tỳ bà diệp (sao) 12g
Bán hạ 8g Sinh khương 3 lát
Đại táo 3 quả

Sắc uống ngày một thang, uống 7- 10 thang.

Nếu thiên về hàn: kiện tỳ ôn vị; dùng bài: Can khương đảng sâm bán hạ hoàn: Can khương     1 phần

Bán hạ chế          2 phần

Đảng sâm             2 phần Tán bột mịn, ngày uống 10g chia 3 lần.

2.4.  Thể đàm ẩm
  • Triệu chứng: nôn, đờm dãi, ngực đầy không muốn ăn, mồm nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.
  • Biện luận: cơ thể vốn có đàm thấp, sau khi mang thai huyết ngưng trệ lại, khí nghịch lên, đờm ẩm theo khí đi lên.
  • Phép điều trị: trừ đàm, giáng nghịch.
  • Phương: Bán hạ phục linh thang

Bán hạ                   8g

Sinh khương          6g

Phục linh                8g

Sắc uống ngày một thang, uống 7- 10 thang.

Nếu thiên về nhiệt: dùng bài Hoàng liên ôn đởm thang

Hoàng liên 8g Bán hạ chế 8g
Trần bì 6g Phục linh 8g
Cam thảo

Chỉ xác

4g

8g

Trúc nhự 8g

Nếu thiên về hàn thì dùng bài Lục quân tử thang gia giảm.

2.5.  Thể can vị bất hoà
  • Triệu chứng: nôn nước trong hoặc nước chua, đau sườn, đầy bụng ợ hơi, thở dài, u uất, căng đầu, chóng mặt, rêu ưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt.
  • Biện luận: người vốn u uất hoặc cáu gắt thương can, can không sơ tiết được khí làm cho khí phạm vị.
  • Phép điều trị: điều hoà can vị.
  • Phương: ức can hoà vị ẩm

Tô diệp          8g                Trúc nhự    12g

Hoàng liên    8g                Trần bì        6g

Bán hạ chế   10g

Sắc uống ngày một thang, uống 7-10 thang.

Bài viết liên quan

Leave a Comment