Bệnh thận, tiết niệu Thiên gia diệu phương

Điều trị chứng tiểu không tự chủ – Thiên gia diệu phương

ĐÁI KHÔNG KÌM ĐƯỢC

– Biện chứng đông y: Thận khí bất túc, thận dương suy vi, bàng quang thất ước.

– Cách trị: Bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương.

– Đơn thuốc: Củng đề thang gia giảm.

– Công thức:

 Bổ cốt chỉ                 20g  Cữu tử                     15g
 Thỏ ti tử                    20g  Bạch truật                15g
 Phục linh                  15g  Phụ tử                     15g
 Quế chi                    10g  Ba kích                    20g
 Đảng sâm                 15g  Thục địa                  20g
 Ích trí nhân               10g  Sa nhân                     8g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Hầu XX, nữ, 73 tuổi, sơ chẩn ngày 16-10-1977. Kể tiểu tiện không kìm được đã 4 nǎm. Trước đó 4 nǎm bệnh nhân đi đái vặt không rõ nguyên nhân, nước tiểu trong, lưng đau, đùi yếu, ho nhiều thở ngắn, toàn thân mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ rét, sau đó bệnh tình tǎng dần, tiểu tiện không kìm được, có nước tiểu là rỉ không kể ngày hay đêm, ba nǎm nay chưa từng vào nhà vệ sinh đi tiểu, rất khổ sở. Khám thấy mặt trắng bệch, ủ rũ, nói yếu, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch trầm nhược, hai mạch xích càng nhược. Đây là thận khí bất túc, thận dương suy vi, bàng quang không chế ước được, phải trị bằng phép bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương. Dùng bài “Củng đề thang gia giảm”. Uống được 5 thang, bệnh tình cải thiện rõ rệt. Uống tiếp bài trên gia giảm, tất cả 16 thang thì khỏi bệnh.

– Bàn luận: Thận là gốc của tiên thiên, là nguồn sinh đẻ phát dục của con người có quan hệ mật thiết với các tổ chức phủ tạng khác. Thận với bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, sự đóng mở của bàng quang do thận quản lý, dựa vào sự khí hóa của thận cho nên nói là “thận tư nhị tiện”, vậy. Chỉ cần thận khí đầy đủ chức nǎng khí hóa bình thường thì bàng quang đóng mở bình thường, thận khí mà hư, khí hóa không tốt ắt bàng quang không chế ước được, cho nên tiểu tiện nhiều lần, thậm chí không kìm được. Khí là dương, nếu thận khí hư nhược, tất nhiên dẫn đến chỗ thận dương bất túc, cho nên sinh ra một loạt các biểu hiện hư hàn như ghê lạnh, mặt bệch, lưỡi nhạt, mạch trầm. Do đó có thể thấy bệnh này tuy ở bàng quang mà gốc lại ở thận. Trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc tìm đến gốc do đó phải bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương, thận khí khôi phục được, thận dương bổ được, thì chứng bàng quang thất ước tự khỏi. Trong bài thuốc có Cốt chỉ, Cữu tử. Thỏ ti tử, Ba kích, Thục địa đều là các thứ bổ thận, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh để ích khí kiện tì, phù thổ chế thủy, Phụ tử, Quế chi ôn bổ thận dương, lại thêm Sa nhân để ngừa vị ngọt ngậy của các thuốc. Phép chữa và thuốc tương ứng với nhau làm các chứng đều tan, bệnh khỏi nhanh.

 

169. ĐÁI KHÔNG KÌM ĐƯỢC ( Tiểu Không Tự Chủ)

– Biện chứng đông y: Thận khí hư, bàng quang thất ước.

– Cách trị: Bổ thận cố nhiếp

– Đơn thuốc: Gia vị Bổ Trung Ích Khí Thang.

– Công thức:

 Hoàng kỳ                   12g  Ích trí nhân                  9g
 Sài hồ                      4,5g  Đảng sâm                  12g
 Tang phiêu tiêu            9g  Trần bì                      4,5g
 Đương qui                  9g  Phúc bồn tử               12g
 Thǎng ma                 4,5g  Cam thảo                     6g
 Bạch truật                   9g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 30 tuổi, sơ chẩn ngày 20-12-1971. Bệnh nhân mặt trắng bạch, không tự kiềm chế tiểu tiện được, mạch yếu, rêu lưỡi mỏng. Sau khi khám cho dùng ‘Gia vị Bổ Trung Ích Khí Thang’. Uống liền 5 thang, sắc mặt người bệnh trở lại bình thường, các chứng giảm. Duy vẫn còn mạch yếu, rêu lưỡi mỏng. Bài thuốc trên có gia giảm uống thêm 5 thang để củng cố hiệu quả.

– Bàn luận: Dùng bài thuốc Trung ích khí thang thêm Tang phiêu tiêu, Phúc bồn tử, ích trí nhân để bổ thận cố nhiếp nên kết quả nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Leave a Comment