Bệnh tiêu hóa, gan mật Thiên gia diệu phương

Điều trị chứng cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn – TGDP

CỔ CHƯỚNG DO BỆNH SÁN LÁ GAN GIAI ĐOẠN MUỘN

– Biện chứng đông y: Chất độc vào gan, ứ trở lạc, can tì bị thương tổn, thủy thấp trung trở.

– Cách trị: Sơ gan thông lạc, bổ tì ích thận, khử thấp lợi thủy (công trục thủy thấp).

– Đơn thuốc: Gia cảm vị linh hoàn (thang).

– Công thức:

 Thương truật           12g  Hậu phác                12g
 Vân linh                  12g  Trạch tả                  12g
 Hán phòng kỉ           12g  Đương qui              12g
 Thanh bì                  10g  Quảng mộc hương    6g
 Nhục quế                  4g

Có thể theo cách thông thường sắc uống, cũng có thể chế thành hoàn để uống. Cách chế hoàn: tán bột mịn, nhào nước thành hoàn to cỡ hạt ngô đồng, hong khô, cất trong lọ. Mỗi lần uống 8g, mỗi ngày 2 lần. Hàm ba giáng phàn hoàn: Giáng phàn (thanh phàn), Ba đậu sương với lượng bằng nhau. Bỏ Thanh phàn vào nồi sắt, nung đỏ, khi nung lửa phải to, nếu không tuy nung mà không thấu, tán nhỏ rồi gây bằng rây lụa mắt rất nhỏ. Ba đậu bỏ lớp vỏ trong và ngoài, lấy phần thịt tán nhỏ, ép hết dầu rồi tán lại thành “sương” Trộn đều hai thứ thuốc, cho vào lượng cơm bằng 3/4 nghiền trộn, thêm ít nước sôi, luyện thành hoàn, mỗi viên chứa khoảng 100 mg Ba đậu sương và 100mg Giáng phàn. Khi dùng chú ý uống với nước sôi để ấm sau bữa ǎn 2 giờ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1-6 viên.

– Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam 40 tuổi, nông dân. Từ tháng 3-1979, bắt đầu cảm thấy chướng bụng, ǎn kém, phân nát, đi tiểu ít. Bụng to dần lên, toàn thân yếu sức, đi lại khó khǎn, hoạt động là thở gấp v.v… Đã điều trị ở địa phương không hiệu quả. Vào viện kiểm tra: thân nhiệt 37o C, mạch đập 72 lần/phút, mạch huyền, hoạt, lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Huyết áp 104/62 mmHg, tĩnh mạch thành bụng nổi rõ, gõ đục dị ý (vì bụng có nước). Hai chân không bị phù nước rõ rệt. Xét nghiệm máu: bạch cầu 3700/mm3.

Xét nghiệm nước bụng: Rivalta (-). Kiểm tra chức nǎng gan: TTT 16 đơn vị, ZNTT 17 đơn vị, transaminate glutamic 216 đơn vị. Tổng Albumin 6,24g, albumin 1,98g, globulin 4,26g, tỉ lệ albumin glotamic đảo ngược. Xét nghiệm phân: trứng sán lá gan dương tính. Chẩn đoán là cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn, đông y chẩn đoán là “Trướng độc” (dạng tì thấp sưng đầy). Cho uống 36 thang Gia giảm vị tinh thang, cổ chướng rút hết. Lại dùng 10 thang Lục quân tử thang củng cố về sau. Chức nǎng gan khôi phục bình thường, vòng sườn co còn 80 cm, vòng rốn 75cm. Các chứng khác tiêu hết. Theo dõi thấy không tái phát, bệnh khỏi cho ra viện.

– Bàn luận: Gia giảm vị linh hoàn và Hàm ba giáng phàn hoàn đã được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở và các địa phương trong cả nước. Theo kinh nghiệm của tỉnh Hồ Nam dùng phổ biến bài thuốc này, hiệu quả đối với bệnh cổ chướng do bênh sán lá gan giai đoạn muốn đạt tới 93%. Qua theo dõi khám lại 1.291 trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi báng bụng từ 2 đến 8 tháng, tỉ lệ tái phát chỉ chiếm 7,82%. Cách chữa này không những cải thiện sức khoẻ và phục hồi sức lao động cho người bệnh, mà còn tạo điều kiện cho 80% số người bệnh có thể tiếp nhận sự điều trị bằng antimoni. Những nǎm gần đây, đối với những bệnh nhân có biểu hiện tương đối phức tạp về mặt lâm sàng, nhận xét rằng phần lớn chủ yếu thuộc chứng “hư”, do đó đa số trường hợp đều sử dụng đơn độc bài Gia giảm vị linh hoàn (hoặc thang), đồng thời ứng dụng lâm sàng bài thuốc Gia giảm vị linh hoàn chữa cổ chướng do viêm gan mạn tính, xơ gan cổ chướng, albumin huyết thấp gây ra, hoặc phù dinh dưỡng v.v… tùy từng trường hợp mà tǎng thêm Đảng sâm, ý mễ, Khiếm thực v.v… thấy đều thu được hiệu quả mĩ mãn như nhau. Sau khi dùng thuốc có thể có tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, lợm giọng, nôn oẹ, mót rặn, nhưng chỉ 1-3 ngày là hết dần. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và người thể chất hư.

Bài viết liên quan

Leave a Comment