Bệnh tiêu hóa, gan mật

Điều trị bệnh trĩ theo YHCT

Bệnh trĩ

1.  đại cương

Bệnh trĩ là một tập hợp các biểu hiện bệnh lý có liên quan đến những thay

đổi của thành mạch và của các mô tiếp xúc nâng đỡ mạng mạch ở hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ có tỷ lệ người mắc rất cao (chiếm tới 35-55% dân số) do những yếu tố gây bệnh chủ yếu sau:

  • Rối loạn lưu thông tiêu hóa: tóa bón, ỉa chảy, có
  • Sự suy yếu của tổ chức nâng đỡ (thoái hóa keo của các dây chằng cơ nâng hậu môn…).
  • Chế độ ăn: uống nhiều rượu…
  • Nòi giống (người Do Thái bị trĩ nhiều hơn).
  • Một số nghề: phải đứng lâu, thợ may, lái tầu …, một số môn thể thao (cưỡi ngựa) hoặc thói quen sống tĩnh tại.
  • Một số bệnh: lỵ, viêm đại tràng…
2.  phân loại trĩ
  • Trĩ nội

Trĩ nội là những búi trĩ nằm trong cơ răng lược: cơ Morgagnie) và chia làm 4 độ.

  • Độ 1: trĩ chỉ to trong lòng ống hậu môn, khi đại tiện trĩ không sa ra ngoài hậu môn.
  • Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lên.
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đi ngoài phải lấy tay đẩy búi trĩ vào hậu môn và búi trĩ không sa ra ngoài khi đi lại hay gắng sức.
  • Độ 4: búi trĩ sa thường xuyên ở ngoài hậu môn hoặc đẩy vào hậu môn khó, khi đi lại hoặc gắng sức búi trĩ dễ tụt ra ngoài hậu môn.
2.2.  Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là những búi trĩ nằm ngoài cơ răng lược. Đây là loại trĩ được phủ bởi da.

2.3.  Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là những búi trĩ nằm vừa trong vừa ngoài cơ răng lược.

3.  Biến chứng của bệnh trĩ
  • Tắc mạch trĩ ngoại.
  • Trĩ sa, nghẹt, tắc mạch, thường là biến chứng của trĩ nội giai đoạn 2,3.

Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật.  Chỉ  định  điều  trị  tùy  theo  giai  đoạn  phát  triển  của  bệnh,  hoàn  cảnh  và nguyện vọng của bệnh nhân, kinh nghiệm của thầy thuốc, trang thiết bị của cơ sở.

4.  điều trị bằng phương pháp nội khoa
  • Thể huyết (tương ứng với trĩ nội độ 1, 2)
    • Triệu chứng: khi đại tiện có máu tươi kèm theo phân. Máu có thể không nhiều (thấm giấy vệ sinh, tưới lên cục phân từng giọt) hoặc nhiều như cắt tiết gà.
    • Pháp điều trị: lương huyết chỉ huyết.
    • Phương dược: thường dùng 1 trong các bài thuốc cổ phương sau:

Bài 1: Hòe giác địa du hoàn

Chỉ xác 60g Hoàng cầm sao đen 80g
Địa du sao đen 80g Địa hoàng sao đen 80g
Hòe giác sao vàng

Quy vĩ

160g

40g

Kinh giới sao 80g

* Tán bột trộn mật làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12g lúc đói, ngày 2 lần.

Bài 2: Lương huyết địa hoàng thang

Đương quy          4g                Hoàng bá             6g Hòe hoa                        4g                Thanh bì               4g

Thục địa                4g                Tri mẫu                6g Sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài 3: Hòe hoa tán

Cam thảo 20g Đương quy 40g
Chỉ xác 40g Hậu phác 40g
Hòe hoa 80g Ô mai 20g
Thương truật 40g Trần bì 40g

Tán bột, mỗi lần dùng 20g, sắc với nước uống lúc đói.

  • Châm cứu: trường cường, thứ liêu, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao, thừa sơn, hợp cốc.
  • Thể thấp nhiệt (tương ứng với biến chứng của trĩ)
    • Triệu chứng lâm sàng: vùng hậu môn đau tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài

đau không đẩy vào được, có thể có các điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.

  • Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.
  • Phương dược: sử dụng một trong các bài thuốc cổ phương sau

Bài 1: Tần cửu phòng phong thang

Bạch truật 6g Thăng ma 8g
Chích thảo 4g Trạch tả 12g
Đại hoàng 4g Trần bì 8g
Đào nhân 12hột Sài hồ 8g
Hoàng bá 12g Tần cửu 12g
Quy thân 12g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Tần cửu bạch truật hoàn

Bạch truật            40g              Hạt bồ kết            20g Chỉ thực                       20g              Quy vĩ                   40g

Đào nhân              40g              Tần cửu                40g

Địa du                  12g              Trạch tả               20g Tán bột làm hoàn uống 8 – 12g/ngày.

Bài 3: chè trĩ số 9 hãm nước sôi uống 50g/ngày.

  • Châm cứu: dùng các huyệt như trong thể huyết ứ.
4.3.  Thể khí huyết đều hư

Tương ứng với trĩ ở người già, trĩ lâu ngày gây thiếu máu.

  • Triệu chứng lâm sàng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng bợt, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
  • Pháp điều trị: ích khí thăng đề, bổ huyết, chỉ huyết.
  • Phương dược: có thể sử dụng một trong các bài thuốc cổ phương sau

Bài 1: Bổ trung ích khí thang

Đảng sâm             16g              Thăng ma            8g Hoàng kỳ                          12g              Sài hồ                   12g

Đương quy          8g                Cam thảo             4g Bạch truật                      12g              Trần bì                  6g Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Tứ quân tử thang gia vị

Nhân sâm             8g                Bạch biển đậu      8g Bạch truật                      8g                Hoàng kỳ             8g Phục linh                       8g                Cam thảo             8g Sắc uống ngày một thang.

  • Châm cứu: trường cường, túc tam lý, tam âm giao, huyết hải, tỳ du, thận du; dùng bổ pháp.
5.  điều trị trĩ bằng thủ thuật
  • Tiêm chai xơ búi trĩ

Chất gây xơ chai có thể là persulfat sắt, acid carbonic 10- 20%, dầu oliu, cồn 90o hoặc dung dịch phenol 5% hoặc huyết thanh nóng.

Chỉ định: trĩ nội độ 2 – 3.

5.2.  Thắt trĩ bằng vòng cao su

Chỉ định: trĩ nội độ 2 – 3.

  • Thuốc làm hoại tử rụng trĩ (khô trĩ tán)
Thạch tín (bạch phê ) 20g Thần sa 8g
Bạch phàn (phèn chua) 80g Hùng hoàng 8g
Lưu hoàng (diêm sinh) 8g
Tán bột rắc vào trĩ.

Chỉ định: trĩ nội độ 2 – 3.

6.  điều trị trĩ bằng phẫu thuật

Có thể là điều trị tạm thời (chữa biến chứng như máu tụ) hay điều trị tiệt căn (điều trị bệnh trĩ). Phẫu thuật được dùng nhiều nhất hiện nay là phẫu thuật bằng phương pháp Milligan Morgan, Longo.

Hiện nay việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để điều trị bệnh trĩ đã mang lại nhiều kết quả tốt. Ví dụ như bệnh nhân sau khi được phẫu thuật cắt bỏ trĩ được kết hợp với ngâm rửa hậu môn bằng “bột ngâm trĩ” có thành phần là các vị thuốc Đông y thì vết thương đỡ đau, mau liền, ít chảy máu.

Bài viết liên quan

Leave a Comment