Thiên gia diệu phương

Điều trị áp xe phổi – Thiên gia diệu phương

ÁP XE PHỔI

– Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam, 45 tuổi, sốt cao, ho, nôn ra đờm dính có mủ, mùi hôi thối, ngực đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Chẩn đoán là phế ung (áp xe phổi).

– Biện chứng đông y: Ngoại cảm phong ôn bệnh độc, bệnh tà tập kết tại phế tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt đốt mà sinh thối thịt thành ung mủ.

– Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm bài mủ.

– Đơn thuốc: Thanh nhiệt bài nùng thang.

– Công thức:

 Đông qua tử             30g  Ngân hoa                 30g
 Công anh                 30g  Sinh ý mễ                 30g
 Tiên lô cǎn               60g  Cát cánh                  10g
 Đơn bì                     10g  Chỉ thực                   10g
 Đình lịch tử              10g  Xuyên bối                 10g
 Đào nhân                10g  Tô tử                        10g
 Hoàng cầm              15g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Cho uống “Thanh nhiệt bài nung thang”. Sau 2 tháng thì các chứng đều giảm, duy đờm cẫn còn mùi thối. Lại theo bài đó tiếp tục uống 5 thang, các chứng đều hết, bệnh khỏi.

– Bàn luận: Điều trị phế ung (áp xe phổi) thì trước hết phải làm rõ hư thực. Nói chung nếu đột nhiên sốt cao, ho đờm dính mà thối, ngực đau, chất lưỡi hồng rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực là thuộc thực chứng, tức phải lấy thanh phế nhiệt giải độc bài nùng (trừ mủ) làm chủ yếu, lượng thuốc phải nhiều, nếu hư giữ lượng như cũ tất không chế ngự được dương cang, âm lại bị tổn thương. Cần chữa trị lúc chưa thành mủ thì tác dụng nhanh hơn, còn nếu đã thành mủ rồi thì nên dùng phép hoạt huyết bài nùng (trừ mủ), thanh nhiệt giải độc mới có thể bảo toàn phế khí và tân dịch mà khỏi bệnh. Người nghiện rượu bị bệnh này thì thường không tốt, nếu xuyễn, tiếng khàn, máu mủ hôi thối móng tay tím bầm, tức là phổi đã thối nát, tình hình như vậy thì dữ nhiều lành ít. Trong bài “Thanh nhiệt bài nùng thang” có Ngân hoa, Công anh, Tiên lô cǎn, Hoàng cầm đều là thanh phế nhiệt giải độc; Đông qua tử, Đơn bì, Chỉ thực, Cát cánh, ý mễ, Xuyên bối đều là thanh phế nhiệt mà trừ mủ; Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, Đình lịch tử, Tô tử đều là giáng khí tiết phế. Các vị thuốc hiệp đồng do đó chóng đạt hiệu quả hoàn toàn.

 

59. ÁP XE PHỔI

– Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn ở phế, uất lâu không giải được, phổi thối rữa thành mủ.

– Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm trừ mủ.

– Đơn thuốc: Phức phương ngư cát thang.

– Công thức:

 Ngư tinh thảo            30g  Cát cánh                   15g
 Kim ngân hoa           30g  Cam thảo                   5g
 Hoàng cầm               10g  Đào nhân                 10g
 Đông qua nhân        30g  Sinh dĩ nhân             30g
 Tượng bối mẫu        10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng có thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g.

– Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 40 ca phần lớn có kết quả rất tốt. Hoạn XX, nữ, 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho đau ngực 4 ngày mà vào viện. Xét nghiệm bạch cầu 12.000/mm3, trung tính 83%. Chụp X quang thấy: phía trên phổi trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán áp xe phổi trái. Sau khi vào viện nhiệt độ còn liên tục cao 39-40oC, ho kịch liệt, đờm khạc ra như mủ, kém ǎn, miệng khô khát, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt bẩn, mạch hoạt sác. Cho “Phức phương ngư cát thang”. Uống thuốc 1 tuần, giảm sốt dần, sau 10 ngày thân nhiệt xuống bình thường. Ho và đờm mủ giảm bớt. Lại uống thuốc trên 2 tuần nữa, các chứng trạng lâm sàng đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: Viêm ở phía trên phổi trái có hấp thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị 2 tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã hấp thu duy còn hang chưa hoàn toàn khép kín. Nói chung tình hình người bệnh tốt được xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không thấy còn hang ở phía trên phổi trái.

 

60. ÁP XE PHỔI

– Hiệu quả lâm sàng: Điền XX, nam, 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau gần nửa nǎm. Lúc đầu sốt lạnh, sườn đau nhức, ho thì rất đau, có lúc nôn ra đờm dính, bệnh kéo dài, khạc ra một lượng lộn máu mủ, mùi tanh tưởi lạ lùng, thân thể gầy gò, sắc mặt tiều tụy, miệng hầu khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Bảo người bệnh nhai đậu tương sống để xem bệnh, người bệnh nhai thì thấy trong miệng có vị ngọt.

– Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc làm thương phế.

– Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm hóa ứ.

– Đơn thuốc: Sinh hoàng đậu tương.

– Công thức:

Hoàng đậu (đậu tương).
Rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã đậu là được sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần chừng 300 ml (khi cảm thấy vị tanh của đậu tương không nuốt được nữa thì thôi, trẻ em giảm liều).

Dùng “Sinh hoàng đậu tương” được hơn 10 ngày thì lượng mủ giảm đi, giảm sốt, ǎn được nhiều hơn. Sau khi uống thuốc 20 ngày, bệnh nhân cảm thấy vị tanh của đậu tương khí có thể nuốt được nên ngừng uống. Sau đó các chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi chưa thấy bệnh tái phát.

– Bàn luận: ứng dụng Sinh hoàng đậu tương để trị áp xe phổi trong thực tế thấy là khá thích hợp trong thời kỳ mưng mủ và vỡ mủ. Lúc này áp xe vỡ mủ, thân nhiệt gần như bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ, thân thể hư nhược. Sữa đậu nành sống có tác dụng khử đàm tống mủ ra thanh nhiệt giải độc, cầm máu sinh cơ, bổ phế phù chính. Chẳng những sinh hoàng đậu tương có thể trị áp xe phổi trong điều kiện nông thôn, mà còn có thể là một phương tiện để chẩn đoán: tức là nếu bệnh nhân nhai Sinh hoàng đậu thấy vị thơm ngọt thì phần lớn là áp xe phổi, thấy vị tanh hôi thì phần lớn không phải là áp xe phổi. Đó chỉ kinh nghiệm chưa có cơ sở khoa học. Theo thông tin các nơi thì trên lâm sàng có thể điều trị áp xe phổi bằng Ngư tinh thảo, có tên Ngư tinh thảo là vì có vị tanh của nó. Sinh hoàng đậu tương khí vị cũng tanh, trị áp xe phổi tác dụng khá, hai vị thuốc này có mối quan hệ gì không, còn đợi nghiên cứu. Ngoài ra Đông qua tử, Qua lâu tử, Bại tương thảo, Cát cánh, đều cùng có vị tanh, công hiệu trị áp xe phổi của các loại này đều cần được nghiên cứu.

Bài viết liên quan

Leave a Comment